Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.
Ở nhiều tỉnh miền núi, có một vấn đề hết sức đáng tiếc là nhiều nơi, bà con vội vàng phá bỏ những diện tích mạ đã gieo trước tết mà không cần biết mạ còn tốt hay không. Tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, khi Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trịnh Duy Quyền đến kiểm tra, mặc dù trời đã hửng nắng nhưng người dân không hề dỡ bỏ nylon che phủ.
Tại ruộng nhà chị Đàm Thị Mai, nylon vẫn phủ kín mít. Hỏi tại sao không dỡ nylon che phủ khi trời đã nắng ấm, chị Mai quả quyết: Mạ này đã gieo lâu lắm rồi, từ trước tết kia nên cán bộ khuyến nông xã bảo phá đi để gieo mạ từ giống mới do huyện hỗ trợ. Đại diện Cục Trồng trọt phải thuyết phục rất lâu, chị Mai mới xuống dỡ nylon trên luống mạ. Mọi người đều ngỡ ngàng bởi ruộng mạ còn khá xanh. Số mạ này đã vượt qua giá rét nên cấy xuống sẽ phát triển rất nhanh và tốt. Anh cán bộ khuyến nông xã trong bộ áo trắng, giầy da đen vẫn thản nhiên ngồi trên bờ ruộng mặc dù Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Lưu Quang Định đi vội đôi ủng để xuống dỡ nylon cùng bà con.
Câu chuyện tại Hà Giang cho thấy, mặc dù trên TƯ, tỉnh đã có hết các công điện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật rõ ràng, nhưng thực tế tại nhiều thôn, bản những chỉ đạo này đã không đến được với người sản xuất. Diện tích mạ còn tốt, bà con không tận dụng cấy để kịp thời vụ mà lại phá bỏ để gieo
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có bà con trồng lúa mà các hộ làm kinh tế nông nghiệp khác cũng đang bắt đầu có những thay đổi từ tư duy đến cách làm để phù hợp với xu hướng phát triển mới.

Lần đầu tiên 80 con heo siêu năng suất sẽ được nhập từ Đan Mạch thông qua đường hàng không trị giá hơn 4,8 tỷ đồng.
Muốn làm trái nghịch mùa, chỉ cần cắt nước từ 20 ngày đến 1 tháng để cho vú sữa héo đọt, sau đó cho nước vào, bón thúc phân, xịt thêm thuốc dưỡng thì vú sữa sẽ ra bông và cho trái.
Năng suất cao, chất lượng vượt trội so với giống bình thường nhưng do đua nhau trồng nên mít Thái Lan đang rớt giá thê thảm, thậm chí thương lái chẳng chịu thu mua

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang xây dựng được vùng dứa (khóm) chuyên canh trên 15.000 ha phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương thu hoạch được trên 160.000 tấn dứa thương phẩm, đạt khoảng 60% chỉ tiêu cả năm.