Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh

Sau khi được thử nghiệm thành công tại xã Đan Phượng với diện tích 6ha, hiện nay ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà đã phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương là 250 triệu đồng để nhân rộng mô hình cam đường canh tại 16/16 xã, thị trấn của huyện, với diện tích 15ha.
Ngoài hỗ trợ vốn, bà con nông dân còn được tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, quá trình trồng, chăm sóc cũng như tham quan các mô hình đã được triển khai hiệu quả.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà là một trong những địa phương của tỉnh có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho loại cây trồng này. Việc nhân rộng mô hình cam đường canh sẽ mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Miền Nam hỗ trợ 1.000 con cá tra giống bố mẹ để thực hiện chương trình cải thiện di truyền đàn cá tra địa phương, sau thời gian nuôi, anh Đặng Văn Thoại ở xã Tân Phước (Lai Vung - Đồng Tháp) đã cho ra những mẻ cá tra bột đầu tiên.

Dự án Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống triển khai tại 2 xã Minh Sơn và Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lần phương pháp truyền thống.

Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.

Giá tôm thẻ chân trắng năm 2013 tại ĐBSCL, đặc biệt ở Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng… chạm mốc kỷ lục 200.000 đ/kg. Người nuôi tôm lời hàng trăm triệu đồng chỉ sau 3 tháng thả nuôi. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng.

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.