Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh

Sau khi được thử nghiệm thành công tại xã Đan Phượng với diện tích 6ha, hiện nay ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà đã phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương là 250 triệu đồng để nhân rộng mô hình cam đường canh tại 16/16 xã, thị trấn của huyện, với diện tích 15ha.
Ngoài hỗ trợ vốn, bà con nông dân còn được tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, quá trình trồng, chăm sóc cũng như tham quan các mô hình đã được triển khai hiệu quả.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà là một trong những địa phương của tỉnh có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho loại cây trồng này. Việc nhân rộng mô hình cam đường canh sẽ mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại thấp thỏm nỗi lo lúa mất giá, bán không được.

Vụ Đông Xuân năm nay, nông dân các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Phù Mỹ… của tỉnh Bình Định đã chuyển đổi trên 500 ha đất chân cao sản xuất lúa và hoa màu hiệu quả thấp sang trồng dưa hấu. Nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân đầu tư chăm sóc đúng mức nên dưa hấu phát triển tốt cho năng suất cao.

Xóm Hữu Nghị, xã Hợp Tiến được biết đến là một trong những địa phương trồng vải nhiều, có chất lượng cao của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Hàng chục năm nay, 48 hộ dân trong xóm vẫn cần mẫn chăm sóc đồi vải của mình để đem đến cho người tiêu dùng những chùm quả chín ngọt.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người nông dân nuôi tằm tại Trung Quốc đã dần thay đổi và cải tiến phương thức nuôi tằm.

Thử nghiệm nuôi cá bóp lồng bè (còn gọi là cá bớp, bốp) ở Cà Mau bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân trên đảo Hòn Chuối.