Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp

Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp
Ngày đăng: 17/10/2015

Bỏ phố lên rừng lập nghiệp

Chỉ mới đầu giờ sáng, nhưng không khí làm việc ở cơ sở của ông Hành đã rộn ràng.

Nhiều chị em tập trung chăm sóc vườn ươm.

Tiếng động cơ ì ầm phát ra khi nhóm thanh niên nhịp nhàng cưa xẻ gỗ.

Nhìn cơ ngơi mà gần 30 năm qua mình đầu tư công sức tạo dựng nên, ông Hành hồi tưởng về quá trình lập nghiệp của mình.

Ngoài keo, ông Hành còn ươm các giống cây lâm nghiệp khác như huỳnh đàn, lim xanh, sao đen.

Ông Hành kể, quê ông ở phường Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi).

Trở về từ quân ngũ năm hai mươi tuổi, nhưng lúc đó vì điều kiện gia đình quá khó khăn, không có vốn để kinh doanh buôn bán nên ông quyết định rời thành phố lên rừng trồng cà phê.

“Ngày ấy đi từ nhà đến Trà Tân phải mất cả ngày mới tới, cứ nửa tháng lại về đùm túm gạo, mắm lên đấy ở để chăm sóc 2ha cà phê nhà nước hỗ trợ trồng”, ông Hành nhớ lại.

Vài năm sau, khi đã bắt đầu làm quen với cuộc sống mới, ông đưa vợ lên để cùng chung sức khai hoang vỡ đất trồng rừng.

Thế rồi ý định cả đời gắn bó với mảnh đất này đến với vợ chồng ông lúc nào chẳng hay.

Đất không phụ công người

Từ chỗ không có gì, nhưng nhờ chịu khó lao động sản xuất, đến nay vợ chồng ông Hành đã là chủ sở hữu của 40ha keo.

Ông trồng theo kiểu gối đầu, nên năm nào cũng thu hoạch và xuống giống mới 10ha.

Ngoài trồng keo, gần chục năm nay ông còn ươm cây con giống.

Mỗi năm ông xuất bán 1,5 triệu cây keo con và nhiều loại cây lâm nghiệp khác.

Bên cạnh đó, ông còn tham gia dự án JICA của Chính phủ Nhật Bản hợp tác với Việt Nam - trồng rừng phòng hộ bền vững, với việc trực tiếp quản lý, chăm sóc gần 300ha keo, lim xanh, sao đen.

Cùng với việc trồng rừng, ông Hành còn mở xưởng chế biến gỗ cung ứng các sản phẩm cho người dân địa phương, đồng thời giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương, với mức lương 4,5 triệu đồng/ người/tháng.

Chị Hồ Thị Mến ở thôn Tà Ngon, cho biết: “Ở đây ngoài đi rẫy ra thì mình chẳng biết làm gì để kiếm ra tiền.

Mấy năm nay nhờ chú Hành tạo công ăn việc làm, nên hằng tháng mình có tiền lo cho gia đình, con cái học tập.

Cuộc sống không còn khó khăn nữa nên mình phấn khởi lắm!”. Ông Trần Đình Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Tân cho biết: “Ông Hành là người làm kinh tế giỏi nhất của địa phương.

Mô hình kinh tế của ông Hành, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu việc làm cấp bách cho đồng bào thiểu số, mà ông còn là người đi đầu trong việc ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và các phong trào ý nghĩa khác của địa phương”


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Chư Jút Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Khuyến Nông Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Chư Jút Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Khuyến Nông

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đắk D’rông đã có thu nhập cao từ việc đưa giống đậu nành DT 26 mà Trạm Khuyến nông huyện giới thiệu.

11/08/2014
Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

11/08/2014
Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

11/08/2014
Nước Lũ Phá Vỡ Đê Bao Sản Xuất Vụ 3 Nhấn Chìm 80ha Lúa Nước Lũ Phá Vỡ Đê Bao Sản Xuất Vụ 3 Nhấn Chìm 80ha Lúa

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.

11/08/2014
Niềm Vui Lúa Cuối Vụ Niềm Vui Lúa Cuối Vụ

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Hè thu cuối vụ. Khác với thời điểm cách nay khoảng một tháng, hiện tình hình tiêu thụ lúa rất thuận lợi khi giá tăng, thương lái đẩy mạnh thu mua.

11/08/2014