Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp

Bỏ phố lên rừng lập nghiệp
Chỉ mới đầu giờ sáng, nhưng không khí làm việc ở cơ sở của ông Hành đã rộn ràng.
Nhiều chị em tập trung chăm sóc vườn ươm.
Tiếng động cơ ì ầm phát ra khi nhóm thanh niên nhịp nhàng cưa xẻ gỗ.
Nhìn cơ ngơi mà gần 30 năm qua mình đầu tư công sức tạo dựng nên, ông Hành hồi tưởng về quá trình lập nghiệp của mình.
Ngoài keo, ông Hành còn ươm các giống cây lâm nghiệp khác như huỳnh đàn, lim xanh, sao đen.
Ông Hành kể, quê ông ở phường Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi).
Trở về từ quân ngũ năm hai mươi tuổi, nhưng lúc đó vì điều kiện gia đình quá khó khăn, không có vốn để kinh doanh buôn bán nên ông quyết định rời thành phố lên rừng trồng cà phê.
“Ngày ấy đi từ nhà đến Trà Tân phải mất cả ngày mới tới, cứ nửa tháng lại về đùm túm gạo, mắm lên đấy ở để chăm sóc 2ha cà phê nhà nước hỗ trợ trồng”, ông Hành nhớ lại.
Vài năm sau, khi đã bắt đầu làm quen với cuộc sống mới, ông đưa vợ lên để cùng chung sức khai hoang vỡ đất trồng rừng.
Thế rồi ý định cả đời gắn bó với mảnh đất này đến với vợ chồng ông lúc nào chẳng hay.
Đất không phụ công người
Từ chỗ không có gì, nhưng nhờ chịu khó lao động sản xuất, đến nay vợ chồng ông Hành đã là chủ sở hữu của 40ha keo.
Ông trồng theo kiểu gối đầu, nên năm nào cũng thu hoạch và xuống giống mới 10ha.
Ngoài trồng keo, gần chục năm nay ông còn ươm cây con giống.
Mỗi năm ông xuất bán 1,5 triệu cây keo con và nhiều loại cây lâm nghiệp khác.
Bên cạnh đó, ông còn tham gia dự án JICA của Chính phủ Nhật Bản hợp tác với Việt Nam - trồng rừng phòng hộ bền vững, với việc trực tiếp quản lý, chăm sóc gần 300ha keo, lim xanh, sao đen.
Cùng với việc trồng rừng, ông Hành còn mở xưởng chế biến gỗ cung ứng các sản phẩm cho người dân địa phương, đồng thời giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương, với mức lương 4,5 triệu đồng/ người/tháng.
Chị Hồ Thị Mến ở thôn Tà Ngon, cho biết: “Ở đây ngoài đi rẫy ra thì mình chẳng biết làm gì để kiếm ra tiền.
Mấy năm nay nhờ chú Hành tạo công ăn việc làm, nên hằng tháng mình có tiền lo cho gia đình, con cái học tập.
Cuộc sống không còn khó khăn nữa nên mình phấn khởi lắm!”. Ông Trần Đình Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Tân cho biết: “Ông Hành là người làm kinh tế giỏi nhất của địa phương.
Mô hình kinh tế của ông Hành, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu việc làm cấp bách cho đồng bào thiểu số, mà ông còn là người đi đầu trong việc ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và các phong trào ý nghĩa khác của địa phương”
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.

Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.

Tốt nghiệp khoa Kinh tế xây dựng Trường đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Văn Tấn Thanh Tùng (SN 1984) ở khu phố Phú Hiệp 2, thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) về quê lập nghiệp bằng cách nuôi tôm. Đến nay, mỗi năm anh lãi hàng tỉ đồng từ nuôi tôm và trở thành “đại gia” tôm thẻ chân trắng ở vùng cát này. Anh là một trong bốn thanh niên tiêu biểu trong toàn quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen.

Trắm đen là một trong số các loại cá đặc sản nước ngọt không những có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, giá thành trên thị trường cao, từ 120.000-140.000 đồng/kg, các mô hình nuôi cá trắm đen đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.