Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu với đồng ruộng

Làm giàu với đồng ruộng
Ngày đăng: 02/07/2015

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Vĩnh trở về quê, lập gia đình với gia tài là 3 công đất ruộng. Trong giai đoạn này, gia đình anh gặp nhiều khó khăn. “Thời gian đầu, gia đình phải bươn chải nhiều công việc làm thêm, lũ về thì đi câu, giăng lưới để kiếm sống, tăng thêm thu nhập. Với 3 công ruộng, cần mẫn mấy cũng chỉ đủ cung cấp gạo cho gia đình bởi diện tích nhỏ khiến cho chi phí đầu tư cao” - anh Trần Đức Vĩnh chia sẻ.

Để thoát nghèo, anh Vĩnh lên kế hoạch là tăng diện tích sản xuất. Anh tận dụng lợi thế trong khai thác sản phẩm mùa lũ để “nuôi” ý tưởng của mình. Anh Vĩnh nêu suy nghĩ: “Sống ở vùng chuyên sản xuất nông nghiệp mà không có đất sản xuất thì khó có thể giàu, nên bản thân quyết tâm tăng diện tích sản xuất. Thuận lợi với tôi trong giai đoạn này là nghề giăng lưới trong mùa lũ rất “có ăn” nên tôi nắm bắt cơ hội, tích cực làm để dành dụm tiền mua đất. Trong khi giá đất trước đây không cao nên mỗi mùa lũ về, với công việc khai thác thủy sản tôi tập trung nguồn vốn mua thêm đất ruộng”.

“Tích tiểu thành đại”, hiện nay anh Vĩnh đang sở hữu khoảng 300 công đất. Trong đó khoảng 250 công bản thân sở hữu và “cố” thêm 50 công để canh tác. Với sự chuyên cần, ham học hỏi, hàng năm trừ toàn bộ chi phí, anh Vĩnh thu về khoảng 1 tỷ đồng. Riêng vụ đông xuân 2015 vừa qua, anh lãi trên 600 triệu đồng.

Anh Vĩnh còn chú trọng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm giá thành, sản phẩm đạt chất lượng. Thời gian qua, được các ngành hữu quan hướng dẫn canh tác trong bón phân, phun thuốc sử dụng giống đúng quy trình, anh Vĩnh tiết kiệm trên 10% chi phí canh tác.

Anh Vĩnh tâm sự: “Qua nhiều cố gắng, đến nay sự nỗ lực của bản thân đã được đền đáp, giúp gia đình có cuộc sống khá giả, con cái học hành đến nơi đến chốn. Với tôi, người nông dân nào cũng có thể làm giàu nếu chúng ta quyết tâm. Bởi hiện nay khoa học kỹ thuật được các ngành hỗ trợ, thiếu tiền thì có ngân hàng giúp sức, điều còn lại chính là nỗ lực của bản thân”.

Anh Vĩnh chia sẻ, việc sở hữu nhiều diện tích đất ruộng hiện nay sẽ giúp nông dân giảm bớt chi phí đầu tư hơn so với ruộng nhỏ lẻ. Đồng thời việc liên kết tiêu thụ sẽ được dễ dàng hơn, hạn chế việc trên cùng cánh đồng có quá nhiều chủ sở hữu sẽ phần nào thêm áp lực cho doanh nghiệp thu mua nông sản.

Chia sẻ kế hoạch của mình, anh Vĩnh cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mua đất đối với những hộ có nhu cầu chuyển nhượng và đổi các thửa nhỏ lẻ tập trung về một mối để dễ quản lý, tiện lợi trong liên kết với doanh nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Đưa nông sản ế lên mạng Đưa nông sản ế lên mạng

Vài năm trở lại đây, hàng loạt mặt hàng nông sản ế ẩm của nông dân Tây Nguyên được một phụ nữ và các bạn của cô nỗ lực đưa lên mạng để tìm hướng tiêu thụ.

01/09/2015
Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha tiền giống Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha tiền giống

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

01/09/2015
Tuyên chiến với chất tạo heo nạc Tuyên chiến với chất tạo heo nạc

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.

01/09/2015
Đột nhập ma trận nấm mối được ủ bằng chất kích thích Đột nhập ma trận nấm mối được ủ bằng chất kích thích

Món nấm mối tự nhiên giá bạc triệu ở khu vực Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng đã được trồng bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích.

01/09/2015
Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi

Các vụ nuôi vừa qua, do một số nguyên nhân như nhiều chủ đồng thiếu vốn đầu tư cải tạo ao đầm cầm chừng, độ sâu không bảo đảm; thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, mua phải con giống kém chất lượng, thả tôm mật độ quá dầy, gặp thời tiết biến động, mực nước trong đồng không bảo đảm kết hợp với yếu tố bất lợi do môi trường nước ô nhiễm dẫn đến tôm chết hoặc chậm phát triển, dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi tôm sú của xã.

01/09/2015