Làm giàu từ ương cá trê giống

Được tham gia tập huấn về nuôi trồng thủy sản, năm 2012, ông Liền mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng trũng, xây bể liên hoàn ương cá trê lai. Sau những lứa thử nghiệm, ông cho sinh sản nhân tạo thành công, cung cấp cá giống cho nhiều hộ dân. Ông Liền cho biết: “Mỗi lứa ương cá trê lai khoảng 40 ngày, có thể gột 3 lứa cá giống/năm, với sản lượng khoảng 4 tấn cá giống/vụ, thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm".
Theo ông, sản xuất cá giống đòi hỏi kỹ thuật cao nên trong quá trình ương dưỡng cần chú ý chế độ chăm sóc và phòng trị bệnh thường gặp như teo râu, lở loét thân da trơn…
Đặc biệt, môi trường nước phải sạch, không bị nhiễm phèn, ít chất hữu cơ phân hủy. Cá trê lai rất nhạy cảm với thời tiết và nhiệt độ, nếu để xảy ra biến động do nắng, mưa bất thường sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của cá. Với chế độ gây nuôi tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt nên cá giống của ông đạt chất lượng cao, được bà con trong vùng tìm đến. Hiện ông có 3 bể chuyên canh, cung cấp cá giống cho các hộ nuôi quy mô lớn ở Lục Nam, Hiệp Hòa, Yên Dũng…
Ông Tạ Quang Như, Phó Chủ tịch UBND xã Dĩnh Trì cho rằng, sản xuất cá giống mang lại nguồn thu lớn nên nhiều hộ trong vùng phát triển hướng này. Được biết, gia đình ông Liền đang tiếp tục mở rộng diện tích và quy mô để tăng sản lượng. Ông đã đầu tư hệ thống máy phun mưa tạo ôxy kiểm soát môi trường ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, cá ăn triệt để thức ăn.
Năm 2014, mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Liền được nhiều người vùng lân cận đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ông được Hội Nông dân tỉnh khen thưởng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đàn bò thịt cả nước từ 6,7 triệu con năm 2007 giảm xuống còn 5,07 triệu con vào năm 2014, tức chỉ trong 7 năm đã giảm khoảng 1,63 triệu con. Do nguồn cung trong nước đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu tiêu dùng nên Việt Nam phải nhập khẩu 300.000 - 400.000 con bò thịt mỗi năm từ Australia, Lào, Campuchia, Thái Lan...

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.

Linh hoạt cấp vốn vay theo từng giai đoạn của dự án là hình thức đang được các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai trong Chương trình Cho vay thí điểm theo chuỗi nông nghiệp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai từ đầu tháng 6/2014.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi: Toàn huyện hiện có hơn 800 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm bán công nghiệp với hơn 1.000 ha. Tập trung ở các xã Tạ An Khương, Tân Đức, Nguyễn Huân, Quách Phẩm Bắc, Tân Duyệt và thị trấn Đầm Dơi, năng suất bình quân đạt 5 tấn – 6 tấn/ha/vụ nuôi.

Hiện Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại trái cây, như: chôm chôm, măng cụt, mít, chuối… với sản lượng ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2013 Hàn Quốc nhập khẩu từ các nước 6 ngàn tấn xoài; dự kiến năm 2014 sẽ tăng lên 10 ngàn tấn và mức tăng trung bình về sản lượng nhập khẩu loại trái cây này là 50%/năm.