Làm Giàu Từ Ươm Giống Cây Trồng

Trong những năm gần đây nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở xã Tân Hương, Tân Kỳ, Nghệ An.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề này trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.
![]() |
Trại ươm cây giống - ảnh tử liệu (2lua.vn) |
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở xóm 6, xã Tân Hương tham gia nghề ươm giống cây lâm nghiệp từ năm 2008. Hàng năm gia đình chị duy trì vườn ươm trên diện tích 2 sào với hơn 2 vạn cây giống các loại như keo ghép cành, xoan đâu, mỡ, lát hoa...
Nhờ được đầu tư chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn ươm của gia đình chị luôn phát triển tốt. Cây giống có chất lượng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng từ nhiều địa phương đến mua.
Nếu giá thị trường như hiện nay là 150 đồng/cây giống, thì mỗi năm gia đình chị thu về 300 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi ròng hơn 150 triệu đồng.
Cũng như gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, hiện nay nhiều bà con ở xã Tân Hương đã vươn lên thoát nghèo nhờ nghề ươm giống cây lâm nghiệp. Bởi nghề này chi phí đầu vào thấp, công chăm bón ít mà đem lại lợi nhuận cao.
Trên diện tích 1m2 đất, có thể đặt được 600 đến 650 bầu cây giống, mỗi năm có thể ươm từ hai đến ba vụ. Theo đánh giá của ngành chức năng xã Tân Hương, mỗi ha cây giống sẽ cho nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.
Hiện tại toàn xã có 675 hộ gia đình tham gia, tập trung chủ yếu xóm 3, xóm 5, xóm 6, xóm 7, với diện tích vườn ươm lên đến 10ha, trong đó có 62 hộ đã tham gia vào hợp tác xã dịch vụ sản xuất giống cây lâm nghiệp Tân Hương.
Thị trường tiêu thụ giống cây lâm nghiệp rất ổn định, hiện nay không chỉ được xuất bán trong tỉnh mà còn được cung ứng tới các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh...
Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nghề ươm cây giống ở Tân Hương đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân, từ đó giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao

Tại các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò và TX Sa Đéc (Đồng Tháp), nông dân đang bức xúc bởi chiêu lừa của hai Cty chuyên SX phân bón N-P-K kém chất lượng đó là Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (APA) và Cty TNHH SX TMDV Hóa Nông.