Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ trang trại nuôi tôm

Làm giàu từ trang trại nuôi tôm
Ngày đăng: 07/07/2015

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Nam Tiến (Nam Trực), những năm 1970, theo chủ trương của tỉnh về khai khẩn vùng đất mới, ông theo gia đình xuống xã Nam Điền (Nghĩa Hưng) để quai đê, lấn biển, xây dựng vùng kinh tế mới. Những năm tháng cùng cha mẹ, anh em và bà con các địa phương về miền đất mới xây dựng vùng kinh tế làm cho ông cảm thấy gắn bó với vùng đất Nam Điền - Rạng Đông.

Những ngày đầu cuộc sống của người dân vùng đất mới vô cùng khó khăn bởi vừa tăng gia sản xuất, quai đê lấn biển, tái tạo đất canh tác, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Người dân đã tập trung đầu tư, cải tạo đồng đất, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhưng phải đến những năm 2000 thì phong trào nuôi trồng thủy, hải sản theo quy mô lớn ở Nam Điền - Rạng Đông mới phát triển. Với kinh nghiệm nhiều năm đi biển, đánh bắt thủy, hải sản, ông nghĩ, nếu cứ đánh bắt mãi thì nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ cạn kiệt.

Năm 2006, ông quyết định lên bờ, đầu tư cải tạo ao đầm để nuôi thủy sản. Con nuôi đầu tiên ông lựa chọn là nuôi ngao, vạng ở vùng bãi bồi. Sau một thời gian nuôi ngao, vạng, có vốn, có thêm tích lũy ông đã chuyển sang nuôi tôm. Đến năm 2010, Thị trấn Rạng Đông đã khuyến khích các hộ nông dân đầu tư xây dựng và phát triển nuôi trồng thủy sản và tạo điều kiện cho các hộ dân đấu thầu các vùng ao, đầm… để phát triển kinh tế. Ông Minh là một trong số ít hộ ở xã ngoài đến đầu tư tại đây. Với diện tích đấu thầu trên 3ha, ông đã tập trung vốn để cải tạo. Do chăm sóc tốt, áp dụng quy trình nuôi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên sau một năm, tôm nuôi của ông đạt năng suất khá cao.

Năm 2012, ông thôi không nuôi tôm sú và chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó tập trung sâu vào khâu sản xuất giống để cung cấp cho thị trường. Ông Minh cho biết: nuôi tôm sú năng suất cao nhưng tôm sú là loại rất nhạy cảm với môi trường và thời tiết. Nuôi tôm thẻ chân trắng thì sức đề kháng bệnh tốt hơn nhưng do năm thả 3 vụ nên môi trường ao nuôi bị ô nhiễm hơn so với nuôi tôm sú. Vì vậy tôi phải áp dụng theo quy trình nuôi tôm trong ao trải bạt, kiên cố, bê tông hóa bờ ao, đầm.

Đầu tư nuôi tôm trong ao trải bạt chi phí cao hơn nuôi tôm trong ao đất nhưng hiệu quả đem lại cao hơn, tôm ít dịch bệnh, giảm bớt công cải tạo ao sau thu hoạch. Những năm đầu chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình ông cũng gặp rất nhiều khó khăn về môi trường, nguồn nước, thức ăn, vốn, thị trường tiêu thụ do thị hiếu người tiêu dùng chưa quan tâm đến con tôm thẻ chân trắng; nhất là khi dịch bệnh xảy ra chưa có thuốc đặc trị.

Nhưng do thường xuyên tìm hiểu và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào việc nuôi tôm, đặc biệt chú ý các biện pháp vệ sinh sạch sẽ để phòng dịch bệnh như cải tạo ao đầm, đảm bảo xử lý nguồn nước thật sạch… đến nay việc nuôi giống tôm này khá thuận lợi, tôm ít bệnh do sức kháng bệnh tốt, thị trường khá ổn định, giá thành phù hợp người tiêu dùng. Với diện tích 3ha tôm nuôi, doanh thu bình quân của gia đình đạt 3 - 5 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí cho thu nhập bình quân 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động và từ 15 - 20 lao động theo thời vụ với mức thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Không chỉ nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho bản thân mà ông còn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, là một hội viên nông dân gương mẫu, giúp đỡ và hỗ trợ cho 7 hộ nghèo vay vốn (mỗi hộ từ 10 - 15 triệu đồng, không tính lãi), truyền đạt kinh nghiệm làm ăn; đóng góp cho quỹ khuyến học mỗi năm từ 5 - 6 triệu đồng và tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội khác của địa phương. Tại hội nghị biểu dương các điển hình nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh giai đoạn 2009 - 2014, ông đã được bình chọn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương và được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Đu Đủ Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Đu Đủ

Đợt thử nghiệm đầu tiên trồng 200 gốc đu đủ trên đất ruộng, anh Trương Văn Hiền ở tổ 3, ấp 2, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu kết quả không ngờ. Bình quân mỗi cây cho trên 60 kg, giá trung bình 4.000 đồng/kg, anh thu về gần 50 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, năm 2009 anh tiếp tục mở rộng diện tích 0,7ha, trồng 1.700 cây đu đủ và hiện cây sắp đến ngày thu hoạch…

10/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Chăn Nuôi Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Chăn Nuôi

Phát triển chăn nuôi gia súc liên kết đang là hướng đi mới, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với chăn nuôi đơn lẻ. Nhận thức rõ vấn đề này, HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hùng Cường, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã xây dựng hiệu quả mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng, cải thiện đời sống cho người dân.

11/06/2013
Vụ Hè Thu Năm 2013 Nông Dân Lại Thua Lỗ Vụ Hè Thu Năm 2013 Nông Dân Lại Thua Lỗ

Đến thời điểm này, trên 60% diện tích lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch. Nông dân đang trông chờ chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ để giá lúa nhích lên. Tuy nhiên, theo quy định, đến ngày 15/6 mới mua tạm trữ thì nông dân chắc gì còn lúa để bán...

11/06/2013
Mùa Trồng Mới Chú Ý Chất Lượng Cây Giống Mùa Trồng Mới Chú Ý Chất Lượng Cây Giống

Thị trường cây giống ở Gia Lai đang bắt đầu nở rộ với sự đa dạng về chủng loại cây giống như bời lời, cà phê, tiêu, giống cây ăn quả… Tuy nhiên, chất lượng cây giống vẫn đang còn bỏ ngỏ khi mà hầu hết quy trình chọn giống, ươm cây đều dựa vào kinh nghiệm của chủ vườn ươm.

11/06/2013
Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm

Anh Lê Duy Vũ (thôn Diên Sơn, xã Diên Sơn) là hộ nuôi ong thành công trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm.

11/06/2013