Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm

Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 11/06/2013

Anh Lê Duy Vũ (thôn Diên Sơn, xã Diên Sơn) là hộ nuôi ong thành công trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm.

Anh Vũ bắt đầu nuôi ong từ năm 2002, với những kiến thức rất hạn chế. Khó khăn lớn nhất của gia đình anh là không có đất để nuôi. Anh Vũ kể, đến bây giờ anh cũng không nhớ mình đã thất bại bao nhiêu lần. Mỗi lần anh thất bại lại rút ra được một bài học cho bản thân. Anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc để đưa loài ong trong thiên nhiên về thuần hóa và đến nay anh đã nuôi được hơn 700 đàn.

Trên diện tích 300m2, anh đặt các thùng nuôi ong bằng gỗ rất ngăn nắp. Anh Vũ cho biết, ong dú có kích thước rất nhỏ, ưu điểm có khả năng thụ phấn cho một số cây trồng rất tốt, mật có nhiều nguyên tố vi lượng quý. Hiện, giá 1 lít mật ong dú là 1,2 triệu đồng, 1kg phấn hoa giá 1,5 triệu đồng, 1kg sáp ong giá 2 triệu. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm, trừ các khoản chi phí, lãi 50 triệu đồng.

Bên cạnh nuôi ong lấy mật anh còn cung cấp con giống cho các hộ nuôi ong trong và ngoài tỉnh với giá con giống 2 triệu đồng/thùng. Theo kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi ong dú của anh Vũ, ong thường bệnh dịch khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ thích hợp để ong phát triển tốt nhất là từ 28 - 320C, từ ngày nuôi đến khi cho thu nhập là 1 năm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Trọng - Chủ tịch Hội ND xã Diên Sơn cho biết: Mô hình nuôi ong dú thành công của anh Vũ đang khích lệ nhiều hộ trong xã làm theo. Bởi, nuôi ong có thể tận dụng được diện tích, ít tốn thời gian chăm sóc, giá bán mật ổn định... Hội đã tổ chức cho các hộ hội viên trong xã đến gia đình anh Vũ học tập kinh nghiệm nuôi, đồng thời nhờ anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu.

Theo anh Vũ, hiện nay nhu cầu mật ong, con giống của thị trường rất lớn mà gia đình anh chưa thể đáp ứng được. Anh khuyến khích các hộ trong xã đầu tư vào nghề mới này.


Có thể bạn quan tâm

Khẩn Trương Khôi Phục Vùng Nuôi Tôm Khẩn Trương Khôi Phục Vùng Nuôi Tôm

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

17/10/2013
“Thủ Phủ” Gà Ta “Thủ Phủ” Gà Ta

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.

17/10/2013
Liên Kết Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Lúa Giống Liên Kết Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Lúa Giống

Trong thời gian qua, đầu ra của lúa giống bấp bênh, loay hoay mãi với trò rượt đuổi của thị trường. Trước thực trạng trên, mô hình sản xuất lúa giống có liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang ra đời, đáp ứng nhu cầu thực tại cho đầu ra sản phẩm, người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên giàu có.

17/10/2013
Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.

18/10/2013
Thiếu Liên Kết, DN Và Nông Dân Nuôi Cá Tra Đều Thiếu Liên Kết, DN Và Nông Dân Nuôi Cá Tra Đều "Bẻ Kèo"

Mặc dù đã có hợp đồng mua bán thế nhưng, việc soạn thảo và ký kết giữa hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

19/10/2013