Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Lợn

Anh Nguyễn Văn Phúc, thôn Trại Dọc, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) được mọi người biết đến là một người sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện anh đang là chủ của một trang trại chăn nuôi với tổng doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Sinh năm 1973 tại Kinh Môn (Hải Dương), năm 12 tuổi anh theo gia đình đến thôn Trại Dọc, xã Bình Khê lập nghiệp. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về tham gia cùng bố mẹ phát triển kinh tế.
Anh Phúc cho biết, hai vợ chồng trẻ chỉ cấy có vài sào ruộng, kết hợp chăn nuôi nhỏ, bao nhiêu năm không thấy khá lên tý nào, thậm chí còn nghèo nữa. Không chấp nhận với cuộc sống bập bõm như vậy, năm 2008, thấy trên đài, báo, ti vi thường phát các chương trình về các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi để làm giàu, anh đã lặn lội đi các tỉnh như: Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình để tìm hiểu.
Năm 2010, anh vay 700 triệu đồng của ngân hàng để đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích 900m2, hướng tập trung vào phát triển đàn lợn nái với số lượng 46 con.
Anh Phúc chia sẻ rằng nuôi lợn nái ổn định, vừa đỡ tiền giống, vừa an toàn với dịch bệnh, do quen với khí hậu thổ nhưỡng rồi, không phải di chuyển từ vùng này vùng kia, do đó, mỗi lứa bán đều cho sản lượng cao.
Qua 4 năm nuôi, đến nay quy mô chuồng trại của anh đã mở rộng lên thành 4.000m2, số lượng nuôi lên đến 400 con lợn mỗi lứa. Anh Phúc cho biết thêm, để chăn nuôi đồng đều, tận dụng đàn lợn nái cố định có sẵn, khi mỗi đợt lợn thịt xuất chuồng thì lại có đợt mới gối vào để thay, tránh tình trạng lợn ứ đọng lại số lượng lớn không tiêu thụ được, nên tháng nào nhà anh cũng có lợn xuất chuồng.
Ngoài ra, để ổn định thị trường tiêu thụ, anh đã ký kết với các lò giết mổ trên địa bàn, các nơi tiêu thụ lượng thịt lớn, đảm bảo được đầu ra cho trang trại lợn của mình. Hiện nay trung bình mỗi năm gia đình anh xuất khoảng 800 con lợn thịt ra thị trường. Ngoài phát triển trang trại lợn, anh còn ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi cám gia súc Surjin của Hàn Quốc để phục vụ các hộ chăn nuôi trong khu vực.
Từ việc phát triển mô hình kinh tế trang trại trên, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh Phúc còn lãi hơn 1 tỷ đồng. Không chỉ phát triển giỏi ở lĩnh vực kinh tế trang trại, anh Phúc còn luôn tích cực tham gia hướng dẫn giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn để phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.

Theo Sở Công thương: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh An Giang xuất khẩu 66,7 ngàn tấn cá tra, đạt kim ngạch 156,2 triệu USD, bằng 88,9% về trị giá so cùng kỳ. Giá xuất khẩu cá tra bình quân 2.443 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ khoảng 30 USD/tấn.

Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

Vụ ớt năm nay nông dân Kbang được mùa, bội thu, khắp hai bên đường đi vào huyện, đâu đâu cũng thấy nhiều hộ nông dân phơi ớt đỏ rực. Nhưng đối lập với màu đỏ vui tươi của ớt được mùa, là không khí không mấy vui của nông dân Kbang, bởi điệp khúc được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm nay.