Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật

Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật
Ngày đăng: 15/04/2013

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.

Dẫn chúng tôi đi thăm những thùng ong đặt trong vườn cao su, anh Biên cho biết: Ban đầu khi bắt tay thực hiện mô hình, anh gặp không ít khó khăn bởi thiếu vốn đầu tư và kinh nghiệm nuôi ong không có. Nhưng với sự động viên của gia đình, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng 80 triệu đồng, cộng với số tiền tích cóp được 170 triệu đồng để đầu tư mua 110 thùng ong về nuôi.

Để ong không bị chết và bỏ đi, anh Biên đã dành thời gian tìm mua, đọc những cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong, đồng thời đến tận các gia đình nuôi ong trong vùng để học hỏi kinh nghiệm. Không phụ lòng người có chí, 110 bọng ong của anh ngày nào đã cho lãi lên đến gần 200 triệu đồng/năm. Nhận thấy nuôi ong không tốn nhiều công sức, lợi nhuận kinh tế cao, năm 2009 anh Biên đầu tư thêm 100 thùng ong.

Anh cho biết: “Nhân thêm 100 đàn ong số tiền chẳng là bao. Bởi, sau hai năm mình đã tự nhân được giống và tách đàn, thùng ong cũng tự đóng lấy nên tiết kiệm được một khoản đáng kể”.

Sau 5 năm gắn bó với nghề nuôi ong, tập quán sinh hoạt cũng như biểu hiện bệnh lý của ong anh đều nắm rõ. Hiện gia đình anh có 210 thùng ong. Mỗi tháng, một thùng thu về từ 10 đến 15 lít mật, giá bán từ 31 đến 35 ngàn đồng/kg. Trung bình một năm, trừ chi phí sản xuất gia đình anh thu nhập trên 400 triệu đồng.

Trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, anh Biên chia sẻ cho chúng tôi cách duy trì lượng mật ong đều đặn: “Nuôi ong đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó. Cái khó nhất là tìm nguồn thức ăn từ thiên nhiên cho ong. Ở vùng này, không phải các cây công nghiệp như điều, cao su, cà phê... đều có hoa nở quanh năm, nên người nuôi phải di chuyển ong đến những vùng đất khác. Tùy theo mùa mà chọn nơi đặt ong thích hợp. Ví dụ mùa cà phê, phải chuyển ong lên Đắk Lắk, Đắk Nông, mùa cây ăn trái như vải, chôm chôm... lại chở xuống các tỉnh phía Nam”. Anh Biên cũng khẳng định, “nuôi ong thành công cho mật nhiều thì không thể ngồi yên một chỗ. Cộng với đó, khi hết mùa hoa mình phải biết dưỡng ong, cho ăn thêm thức ăn như đậu nành, đường, sữa để ong tạo mật”.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi) Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi)

Từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp hỗ trợ 1.300 hom giống thanh long ruột đỏ cho 4 hộ dân tại xã Trà Phú (Trà Bồng). Được biết, cách đây 3 năm, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng thử nghiệm ở hai xã Trà Phú và Trà Bình đã phát huy hiệu quả.

07/08/2013
Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên) Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên)

Mô hình chuối tiêu hồng nuôi cấy mô được Trạm Khuyến nông huyện triển khai với diện tích 2 ha, tập trung ở xóm Lược 1 và Lược 2, xã Phục Linh (Đại Từ - Thái Nguyên) từ tháng 3/2012. Bước đầu cho kết quả khả quan, giống chuối này có thể trồng được trên đồng đất Đại Từ.

12/12/2012
Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội Tiếp Tục Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Gà Đồi Yên Thế Tại Hà Nội

Ngày 14-3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình cung cấp gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội dịp Tết Quý Tỵ, kiểm điểm công tác phòng, chống gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh chủ trì. Đến dự có đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Sở Công thương TP Hà Nội.

17/03/2013
Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh) Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

13/12/2012
Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.

19/03/2013