Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Lươn Trong Chum

Làm Giàu Từ Nuôi Lươn Trong Chum
Ngày đăng: 22/12/2014

Trải qua 4 năm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, anh Nguyễn Trung Thành ở khu phố 1, phường Long Thủy (TX. Phước Long, tỉnh Bình Phước) đã thành công với mô hình “nuôi lươn thương phẩm trong chum” thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Lươn sống ở mương, lạch, nơi đầm lầy, ruộng lúa. Lươn không chỉ là món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng mà theo các thầy thuốc đông y, còn là vị thuốc có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp... Vì vậy, lươn trở thành loại thực phẩm có giá trị cao.

Anh Thành cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ lươn ở các chợ tại thị xã Phước Long rất lớn và nguồn lươn phải nhập từ các tỉnh lân cận với giá cao. Sau khi tìm hiểu thị trường và tham khảo các tài liệu, tôi nhận thấy nuôi lươn trong chum rất phù hợp với điều kiện của gia đình”.

Năm 2008, anh Thành thử nghiệm nuôi lươn trong 5 chum, mỗi chum có đường kính 1m, cao 80cm. Trong mỗi chum anh Thành thả 1kg lươn giống có giá 400 ngàn đồng. Thức ăn chủ yếu của lươn là da bò, cám cá, thịt phế phẩm. Ban đầu, chưa chọn được giống tốt nên lươn chậm phát triển, lợi nhuận không nhiều.

Đầu năm 2012, anh đã thành công với giống lươn đã thuần chủng. 10 chum được thả 10kg lươn, sau 5 tháng lươn đạt trọng lượng 500g/con, giá bán 120 ngàn đồng/kg, trừ chi phí đầu tư anh thu về hơn 9 triệu đồng. Tháng 8-2012, mô hình của anh đã đoạt giải nhì hội thi “Tuổi trẻ tiến quân khoa học”. UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “nuôi lươn thương phẩm trong chum” và đầu tư gần 100 triệu đồng cho dự án do anh Thành làm chủ nhiệm.

Năm 2013, anh Thành xây 3 hồ lươn có thể tích 18m3, mua thêm 30 chum và thả 50kg lươn giống. Sau 5 tháng, lươn được bán với giá 140 ngàn đồng/kg và thu về hơn 100 triệu đồng. Anh Thành cho biết, lươn ưa nước sạch nên phải thay nước hàng ngày.

Từ mô hình nuôi lươn của anh Thành, Hội Nông dân thị xã Phước Long đã nhân rộng ra các phường. Hội đã hỗ trợ 300 triệu đồng cho 10 hộ ở phường Long Phước và thành lập liên kết tổ hợp tác sản xuất giữa các hộ. Trong đó, gia đình ông Vũ Ngọc Triết ở khu phố Long Điền 1, phường Long Phước đã thành công. Ông Triết chia sẻ: “Sau 5 tháng nuôi, lươn của tôi tiêu thụ tại chợ Phước Bình (TX. Phước Long) với giá 150 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư tôi thu hơn 30 triệu đồng. Lươn là loại ăn tạp nên nguồn thức ăn rất phong phú và đảm bảo nước thay hàng ngày thì phát triển rất nhanh”.

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Phước Long cho biết: “Để mô hình nuôi lươn phát triển vững chắc tại thị xã Phước Long cần tạo được liên kết giữa các hộ nuôi lươn vào một hợp tác xã. Khi đó, lươn cung cấp ra thị trường sẽ ổn định và người nuôi chủ động hơn về con giống”.


Có thể bạn quan tâm

Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo

Ông Trịnh Cảnh ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) là một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi từ nuôi heo và bò sang nuôi nai, nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn.

31/07/2012
Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

16/05/2012
Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

24/05/2012
Khá Lên Nhờ Nuôi Dê Khá Lên Nhờ Nuôi Dê

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

07/08/2012
Khoai Lang Rớt Giá Tại Thương Nhân Trung Quốc Hay Tại Ta? Khoai Lang Rớt Giá Tại Thương Nhân Trung Quốc Hay Tại Ta?

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?

16/05/2012