Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng

Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng
Ngày đăng: 07/10/2015

Đến thăm cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở xã Hành Nhân, chúng tôi thật sự ấn tượng trước những thành quả lao động của người nông dân này.

Trên diện tích 4.000m2, anh Xiêm bố trí thành nhiều khu vực sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu pha chế bột, tráng bánh, phơi bánh, cắt bánh ra thành phẩm và có cả một xưởng cơ khí nhỏ để sửa chữa, chế tạo thiết bị lắp ráp dây chuyền.

Cơ sở sản xuất bánh tráng của anh Xiêm.

Bình quân mỗi ngày, cơ sở của anh Xiêm cung ứng cho thị trường 30.000 sản phẩm bánh tráng mỏng, cao gấp 3 lần so với những năm trước đây, với tổng doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên dưới 200 triệu đồng.

Điều đáng nói đối với ông chủ cơ sở sản xuất bánh tráng này là phần lớn thiết bị, máy móc, công nghệ dây chuyền sản xuất đều do anh tự mày mò nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Anh Xiêm vui vẻ bộc bạch: “Trước đây gia đình anh sinh sống ở TP.Quảng Ngãi, với nguồn thu nhập chính từ nghề sản xuất gạch lót nền bằng biện pháp thủ công.

Càng về sau, các sản phẩm gạch men sản xuất bằng công nghệ dây chuyền chiếm lĩnh thị trường, gạch thủ công không có chỗ đứng do giá thành cao, mẫu mã không đẹp.

Thất nghiệp, anh cất công lặn lội tìm học nghề làm bánh tráng mỏng và bàn với vợ chuyển hẳn gia đình về quê sinh sống.

Vốn là người ham học hỏi, lại có chút ít kiến thức về cơ khí, anh đi mua các loại vật liệu cần thiết và tự mình chế tạo các thiết bị lắp ghép thành dây chuyền sản xuất bánh.

Tuy có vất vả một chút, nhưng mình giữ được thế chủ động trong quá trình sản xuất, lợi nhuận thu được cũng khá hơn.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mà cơ sở sản xuất của anh Xiêm còn giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động ở địa phương, với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng.

Chị Nguyễn Thị Sáu, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân chia sẻ:

Cũng như nhiều hộ trong xã, sau mỗi mùa vụ, chị phải bươn chải tìm kiếm thêm việc làm, lúc thì lên núi kiếm củi, khi thì đi phụ hồ, cuốc đất, để có tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình, nhưng nguồn thu nhập rất bấp bênh.

Từ ngày anh Xiêm về đây mở xưởng sản xuất bánh tráng, chị và nhiều lao động nữ được tuyển dụng vào làm việc, thu nhập thì ăn theo sản phẩm, trung bình mỗi ngày cũng được từ 150 - 160 nghìn đồng. Nhờ vậy mà chị đỡ vất vả hơn và cuộc sống gia đình cũng ổn định hơn trước.

Anh Xiêm còn cho biết thêm: Thị trường tiêu dùng mặt hàng bánh tráng mỏng thường hút hàng vào những tháng cuối năm.

Tuy vậy vào thời điểm này, thời tiết ở miền Trung thường hay có mưa nên việc sản xuất gặp nhiều bất lợi.

Qua thăm dò ở một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, anh đang có dự định đầu tư mở thêm cở sở sản xuất ở các khu vực trên, để có đủ sản phẩm cung ứng cho khách hàng quanh năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất, quyết chí vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Đăng Xiêm trở thành tấm gương điển hình trong phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở huyện Nghĩa Hành.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.

30/12/2015
Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu

Hai lần tù tội, ra tù với đôi chân bị liệt... nhưng nhờ lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, của vợ cộng với sự nỗ lực của bản thân, Đỗ Văn Kỳ (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú với ngôi nhà 7 tầng nổi tiếng được gọi là “lâu đài Kỳ bồ câu”.

30/12/2015
Bà chủ trang trại gà - cá : Thất bại chỉ là tạm thời Bà chủ trang trại gà - cá : Thất bại chỉ là tạm thời

Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

30/12/2015
Khóm phụng, khóm son khoe sắc Khóm phụng, khóm son khoe sắc

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.

31/12/2015