Làm Giàu Từ Một Bàn Tay

Dẫu chỉ còn một bàn tay sau khi bị tai nạn nhưng người đàn ông ấy vẫn tự mình vượt lên số phận, làm giàu từ bàn tay còn lại khiến người dân ai cũng nể phục. Anh là Võ Văn Đề (51 tuổi) ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế (Hải Lăng - Quảng Trị).
Năm 1982, anh Đề nhập ngũ và được biên chế vào đội bảo vệ cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Đề về quê giúp bố mẹ phát triển kinh tế, nuôi các em ăn học. Trong một lần đào gốc tre bên bờ sông, anh không may vấp phải quả bom bi còn sót lại sau chiến tranh, cánh tay trái bị cụt đến cùi chỏ.
Anh tâm sự: “Hồi mới bị tai nạn, tui nản lắm nhưng cứ nghĩ đến vợ con cực khổ thì lại không cho phép mình đầu hàng. Quanh năm sấp mặt bám đồng ruộng rồi ai thuê gì làm nấy nhưng vợ chồng tôi cũng chẳng thể thoát nghèo”.
Năm 1994, hai vợ chồng anh vay mượn được ít vốn từ họ hàng, bạn bè và quyết định đầu tư nuôi vịt. Sẵn có sông Vĩnh Định chảy qua trước nhà, anh quây lưới, be bờ rồi lập chuồng trại. Vét hết số tiền còn lại, anh mua 300 con vịt giống về nuôi lấy trứng. Nhờ đàn vịt này, gia đình anh dần vượt qua khó khăn.
Hàng ngày, vợ anh mang trứng và rau trồng được ra chợ bán, còn anh ở nhà chăm bẵm đàn vịt. Tuy nhiên, thời điểm từ năm 2007 đến 2010, nhiều đàn vịt bị dịch bệnh phải tiêu hủy, anh gần như cụt vốn nhưng hai vợ chồng quyết làm lại từ đầu.
Để đảm bảo đầu ra, Đề đã liên hệ với các hợp tác xã và nhiều tổ chức, cá nhân để tiêu thụ sản phẩm. Bây giờ, vịt của anh chủ yếu xuất bán cho thương lái ở Thừa Thiên - Huế, TP. Đông Hà (Quảng Trị). Mỗi năm anh nuôi 20.000 con mà cũng có mối tiêu thụ hết.
Bây giờ, dù nuôi với số lượng lớn nhưng đàn vịt ít khi bị dịch bệnh vì vợ chồng anh đã am hiểu sâu về thú y, cách phòng trị bệnh, tiêm phòng định kỳ. Ngoài việc nuôi vịt do anh Đề đảm trách, chị Nguyệt vợ anh cũng cải tạo chuồng trại nuôi thêm vài chục con heo, vài trăm con gà mỗi lứa nên thu nhập khá ổn định.
Chị Lê Thị Hoài Thương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Quế nhận xét: “Vợ chồng anh Đề, chị Nguyệt là tấm gương sáng về nghị lực vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh chị còn nuôi dạy các con ăn học tới nơi tới chốn, có việc làm ổn định, cuộc sống khá giả. Đặc biệt, anh chị luôn hết lòng ủng hộ, tham gia phong trào xã hội từ thiện của địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.