Làm Giàu Từ Một Bàn Tay

Dẫu chỉ còn một bàn tay sau khi bị tai nạn nhưng người đàn ông ấy vẫn tự mình vượt lên số phận, làm giàu từ bàn tay còn lại khiến người dân ai cũng nể phục. Anh là Võ Văn Đề (51 tuổi) ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế (Hải Lăng - Quảng Trị).
Năm 1982, anh Đề nhập ngũ và được biên chế vào đội bảo vệ cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Đề về quê giúp bố mẹ phát triển kinh tế, nuôi các em ăn học. Trong một lần đào gốc tre bên bờ sông, anh không may vấp phải quả bom bi còn sót lại sau chiến tranh, cánh tay trái bị cụt đến cùi chỏ.
Anh tâm sự: “Hồi mới bị tai nạn, tui nản lắm nhưng cứ nghĩ đến vợ con cực khổ thì lại không cho phép mình đầu hàng. Quanh năm sấp mặt bám đồng ruộng rồi ai thuê gì làm nấy nhưng vợ chồng tôi cũng chẳng thể thoát nghèo”.
Năm 1994, hai vợ chồng anh vay mượn được ít vốn từ họ hàng, bạn bè và quyết định đầu tư nuôi vịt. Sẵn có sông Vĩnh Định chảy qua trước nhà, anh quây lưới, be bờ rồi lập chuồng trại. Vét hết số tiền còn lại, anh mua 300 con vịt giống về nuôi lấy trứng. Nhờ đàn vịt này, gia đình anh dần vượt qua khó khăn.
Hàng ngày, vợ anh mang trứng và rau trồng được ra chợ bán, còn anh ở nhà chăm bẵm đàn vịt. Tuy nhiên, thời điểm từ năm 2007 đến 2010, nhiều đàn vịt bị dịch bệnh phải tiêu hủy, anh gần như cụt vốn nhưng hai vợ chồng quyết làm lại từ đầu.
Để đảm bảo đầu ra, Đề đã liên hệ với các hợp tác xã và nhiều tổ chức, cá nhân để tiêu thụ sản phẩm. Bây giờ, vịt của anh chủ yếu xuất bán cho thương lái ở Thừa Thiên - Huế, TP. Đông Hà (Quảng Trị). Mỗi năm anh nuôi 20.000 con mà cũng có mối tiêu thụ hết.
Bây giờ, dù nuôi với số lượng lớn nhưng đàn vịt ít khi bị dịch bệnh vì vợ chồng anh đã am hiểu sâu về thú y, cách phòng trị bệnh, tiêm phòng định kỳ. Ngoài việc nuôi vịt do anh Đề đảm trách, chị Nguyệt vợ anh cũng cải tạo chuồng trại nuôi thêm vài chục con heo, vài trăm con gà mỗi lứa nên thu nhập khá ổn định.
Chị Lê Thị Hoài Thương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Quế nhận xét: “Vợ chồng anh Đề, chị Nguyệt là tấm gương sáng về nghị lực vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh chị còn nuôi dạy các con ăn học tới nơi tới chốn, có việc làm ổn định, cuộc sống khá giả. Đặc biệt, anh chị luôn hết lòng ủng hộ, tham gia phong trào xã hội từ thiện của địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…

Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.

Những năm qua, tình trạng chặt phá điều để chuyển đổi cây trồng khác diễn ra phổ biến tại các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Phước, khiến cây điều dần dần mất lợi thế.

Mô hình có diện tích 0,3 ha, mật độ thả 3 con/m2 do hộ ông Đinh Quang Hùng ở xã Hưng Lộc - Tp Vinh thực hiện. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 40% con giống, 40 % thức ăn.

Sắn dây là một loại cây dây leo. Nó có thể sống lâu năm. Nó thường leo lên để chiếm lĩnh đỉnh cao. Khi mọc cạnh một cây cao, nó sẽ leo lên tới tận ngọn của cây đó. Ta thường thấy, nó bám vào các dây thu lôi rồi leo lên tận mái nhà. Nó có thể dài tới hơn 10m. Lá kép, mọc so le.