Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Ương Cua Bột Ở Cà Mau

Làm Giàu Từ Mô Hình Ương Cua Bột Ở Cà Mau
Ngày đăng: 07/05/2012

Người Cà Mau không còn xa lạ với nghề ương cua bột. Tuy nhiên, để ương cua bột thành công và đạt hiệu quả như một số hộ dân ở ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn thì không phải ai cũng có thể làm được.

2 năm trở lại đây, khi giá cua thương phẩm tăng cao, người dân ấp Cái Trăng phát triển thêm nghề mới mà hiệu quả không thua kém gì nuôi cua trong vuông tôm. Đó là ương cua mê hay còn gọi là ương cua bột thành cua tiêu, cua dưa bán ra thị trường. Ông Đoàn Văn Dương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Rồng, nhận định: “Đây là mô hình thu hút được đông đảo người dân trong ấp tham gia. Lợi nhuận từ mô hình này rất lớn và góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”.

Hiện tại ấp Cái Trăng có 22 hộ phát triển nghề nuôi cua bột. Người nuôi cua chỉ cần đào 2 ao nhỏ, chiều sâu khoảng 40 cm, chiều dài 4 m, chiều rộng 2 m; dưới đáy trải lớp cao su để chống rò rỉ nước, đầu tư thêm khoảng 800.000 đồng tiền mua cua bột. Sau 15 ngày, người nuôi có thể bán cua tiêu, cua dưa lại cho người nuôi cua thương phẩm với giá 800 - 1.000 đồng/con.

Như vậy, chỉ sau nửa tháng, người nuôi cua có thể thu về khoảng 2 triệu đồng cho 2 ao nuôi. Thức ăn cho cua bột chủ yếu là con ruốc nhỏ nên người dân có thể tận dụng từ vuông tôm, giảm chi phí mua mồi cho cua nuôi và tăng thêm được nguồn lợi nhuận. Ông Đoàn Văn Tuyên, ở ấp Cái Trăng, có 16 ao nuôi, mỗi tháng ông lời trung bình 10 triệu đồng.

Theo như nhận định của một số hộ dân thì nghề ương cua bột có thể phát triển được bền vững trong thời gian tới. Bởi, vùng đất, nguồn nước mặn ở huyện Năm Căn rất thuận lợi cho phát triển nguồn cua giống, chất lượng cua ương ở ấp Cái Trăng cũng được đánh giá cao hơn so với những nơi khác.

Ngoài ra, mô hình này còn có khả năng thu hồi vốn nhanh và cho lợi nhuận cao. Mặt khác, mọi thành viên trong gia đình đều có thể chăm sóc được cua ương. Tuy nhiên, công việc này đặc biệt phù hợp với người phụ nữ, vì ngoài kỹ thuật chọn giống và cho ăn thì việc ương cua còn đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận, chu đáo giống như đặc tính của người phụ nữ trong đời sống hàng ngày.

Thời gian tới, nếu được hỗ trợ vốn, kỹ thuật tốt thì nghề ương cua bột sẽ mang lại cuộc sống sung túc và tạo được nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi ở vùng quê vốn quanh năm phát triển độc canh con tôm.

Có thể bạn quan tâm

Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh? Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh?

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!

12/10/2013
Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.

29/06/2013
Hạnh Phúc Đi Lên Từ Cây Mía Hạnh Phúc Đi Lên Từ Cây Mía

Đến xã Hạnh Phúc (Quảng Uyên) vào những ngày này, đi trên những con đường nội vùng bạt ngàn màu xanh của mía, trên những cánh đồng, nông dân khẩn trương thu hoạch mía vận chuyển đến Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng.

30/06/2013
Ngành Cá Tra Đang Gặp Nhiều Khó Khăn Do Cung Vượt Cầu Ngành Cá Tra Đang Gặp Nhiều Khó Khăn Do Cung Vượt Cầu

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu tiếp tục tái khẳng định và nhấn mạnh tại hội thảo “Liên kết trong chuỗi cá tra-vấn đề tín dụng và hợp đồng” do Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức tại TP Cần Thơ vào sáng 9-10-2013.

14/10/2013
5 Mô Hình Luân Canh Thay Thế Lúa Vụ 3 5 Mô Hình Luân Canh Thay Thế Lúa Vụ 3

Làm gì để thay thế cây lúa vụ 3 (vụ thu đông) ở ĐBSCL, TS Nguyễn Công Thành - Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam giới thiệu một số mô hình.

04/07/2013