Làm giàu từ mô hình nuôi gà Ai Cập

Sinh năm 1982, sau khi tốt nghiệp Trường Trung Cấp nghề Việt Đức (nay là Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc) chuyên ngành điện, anh Hãn xin đi làm cho một công ty nhưng mức lương của một thợ điện mới ra trường rất thấp nuôi bản thân còn chưa đủ nghĩ chi đến việc lo cho cuộc sống gia đình mà công việc lại khá vất vả.
Nhiều đêm suy nghĩ, anh Hãn quyết định về nhà với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất của gia đình mình. Nghĩ là làm, năm 2007, sau khi nghiên cứu những mô hình chăn nuôi có hiệu quả, anh Hãn bàn bạc với gia đình và vay vốn từ Ngân hàng NN&PTNT huyện Tam Dương, anh quyết định xây dựng chuồng trại nuôi gà đẻ Ai Cập.
Nhờ chịu khó mày mò, học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật nên mô hình nuôi gà của gia đình anh Hãn rất phát triển và đem lại hiệu quả cao.
Những ngày đầu với số lượng chỉ 500 con gà/lứa, khi việc chăn nuôi tiến triển thuận lợi, tạo động lực để chàng thanh niên trẻ bắt đầu quy hoạch, mở rộng chuồng trại và chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp hơn. Một khu chăn nuôi theo công nghệ đệm lót sinh học với 4.000 con gà đẻ được hình thành.
Trung bình, mỗi ngày, gia đình anh Hãn thu từ 1.800 - 2.000 quả trứng gà. Với giá bán hiện tại là 2.600 đồng/quả. Từ nguồn vốn tích lũy được từ nuôi gà Ai Cập, anh Hãn đầu tư chuồng nuôi thêm 10 con lợn và bò sinh sản. Bên cạnh đó, anh cho trồng cây xung quanh khu chăn nuôi, vừa để lấy bóng mát, vừa lấy quả. Bằng việc mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia đình anh Hãn có nguồn thu nhập ổn định sau khi đã trừ chi phí, thu lãi 150 triệu đồng/năm.
Anh Hãn cho biết: Nuôi gà, việc phòng bệnh rất quan trọng, phải tiêm ngừa, cho uống thuốc phòng bệnh đúng định kỳ, nếu thấy gà có dấu hiệu bị bệnh phải tách ra chuồng riêng để tránh lây sang con khác.
Ngoài ra, vào lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột hay mùa đông giá rét, cần cho ăn nhiều hơn và sưởi ấm kịp thời. Nước uống cần phải sạch sẽ, phải thay nước thường xuyên tránh lây nhiễm các nguồn bệnh.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Hãn còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm làm ăn với người dân nông thôn.
Trong thời gian tới, anh Hãn dự định sẽ mở rộng diện tích chuồng trại và nhân rộng số lượng đàn gà, tăng thêm thu nhập cho gia đình và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, những người nuôi vịt thường gặp nhiều rủi ro bất trắc do nạn dịch cúm gia cầm hoành hành. Tuy nhiên, bằng sự chịu khó năng động và cần cù lao động của mình, ông Chu Văn Nghĩa (Sáu Nghĩa) ở ấp Ngã Tư, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ lại thành công trong việc chăn nuôi vịt đẻ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mỗi năm đem lại nguồn thu gần 2 tỷ đồng.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Sáng 14.6, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động cho dự án cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn bền vững của Hội đồng Quản lý biển quốc tế (MSC)”.

Theo Sở Công thương, hiện giá củ mì nguyên liệu đã đạt mức kỷ lục: 3.100 đồng/kg. Dù thương lái ráo riết đi lùng mua mì nhưng các nhà máy vẫn không có đủ nguyên liệu để chế biến. “Hiện đã có một số nhà máy chế biến tinh bột mì tạm đóng cửa vì giá củ nguyên liệu quá cao, lại khan hiếm, trong khi giá bột xuất khẩu không tăng nhiều”, một doanh nghiệp chế biến bột mì ở Tân Châu cho biết.

Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.