Hàng ngàn hecta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang

Sản lượng tôm nuôi giảm mạnh do gặp bất lợi về thời tiết, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm. Vụ nuôi vừa qua có trên 5.500 ha của 8.500 hộ bị thiệt hại với hơn 1 tỷ con tôm giống, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải.
Hàng ngàn ao nuôi tôm bị bỏ hoang ở Trà Vinh.
Tôm nuôi bị chết chủ yếu trong giai đoạn 20 - 45 ngày tuổi nên gây thiệt hại nặng người nuôi. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, khiến giá tôm nguyên liệu đứng ở mức thấp. Nếu so cùng kỳ năm ngoái, giá tôm giảm từ 20.000 - 40.000 đồng/kg, tuỳ loại.
Theo tính toán của các hộ nuôi, nếu thành công, với mức chi phí và giá cả như hiện nay, người nuôi có thể thu lãi từ 10 - 15% nhưng vốn đầu tư và rủi ro lại quá lớn. Theo đó mặc dù đến nay đã qua đợt nuôi chính vụ nhưng hiện vẫn còn hàng ngàn ao nuôi tiếp tục bỏ hoang, không giám thả giống.
Ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang – vùng trọng điểm tôm nuôi Trà Vinh nói: “Thời tiết năm 2015 rất khó lường, ở đầu vụ nhiệt độ quá thấp nhưng đến khi chuẩn bị thả nuôi thời lại nóng, mà nắng nóng kéo dài. Từ thời tiết như vậy nó ảnh hưởng tới môi trường, rồi dịch bệnh phát triển dẫn đến tôm bị chết hàng loạt”
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.
Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.
Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.