Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút
Ngày đăng: 27/06/2012

Bằng sự cần cù, chịu khó, anh Ngô Đắc Ánh, hội viên Hội LHTN xã Thủy Phù (Hương Thủy - Thừa Thiên Huế) đã tạo được mô hình kinh tế phù hợp. Ngoài lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm, anh còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Anh Ánh kể: Năm 1998, anh xuất ngũ trở về quê hương khi cuộc sống ở quê còn nhiều khó khăn. Gia đình anh vốn “cơm chưa ăn đã lo gạo hết”, lại càng khó khăn hơn khi anh xuất ngũ trở về. Cứ thế bao nhiêu bộn bề lo toan đeo bám mãi chàng trai trẻ này. Không nghề nghiệp, không đồng vốn cầm tay khiến anh tưởng chừng như tuyệt vọng khi đi tìm cho mình một công việc mưu sinh. Sau nhiều đêm trăn trở, anh quyết định phải bắt đầu phát triển một mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt trên mảnh đất quê hương.

Anh Ngô Đắc Ánh bên trang trại nuôi chim cút của mình

Những phương án sản xuất của anh được hình thành trong đầu. Nghĩ là làm, anh bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, bước đầu anh Ánh gặp vô vàn khó khăn khi vốn liếng ít ỏi, không đủ để đầu tư, một phần do chưa có kinh nghiệm nên việc biến ước mơ thành hiện thực tưởng như đi vào ngõ cụt. Nhưng rồi, bản chất biết vượt lên gian khó không cho phép anh đầu hàng trước cuộc sống bộn bề khó khăn. Cùng với những đức tính được rèn luyện trong quân ngũ, Ánh quyết định bắt tay vào làm kinh tế với tất cả nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Nhận được sự giúp đỡ của các ban, ngành địa phương, Ánh chọn cách làm kinh tế bằng mô hình chăn nuôi ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Ban đầu khởi nghiệp, anh chỉ đủ chi phí đầu tư nuôi vài trăm con chim cút. Nhờ chăm sóc đúng quy trình nên số lượng chim cút của anh ngày càng tăng lên. Số trứng và chim cút lấy thịt đảm bảo chất lượng, anh đem bán lấy tiền quay vòng vốn để tái chăn nuôi. Riêng chim cút sinh sản được anh chăm sóc tỉ mỉ, chế độ ăn uống hợp lý nên ngày càng phát triển. Cứ thế, đàn chim cút tăng nhanh theo từng năm. Hiện tại, khu trại chăn nuôi của anh có khoảng 5.000 con chim cút đẻ trứng, hơn 1.000 con chim cút sản xuất giống. Toàn bộ nguồn kinh phí đầu tư của anh đến nay trên 120 triệu đồng.

Sau một thời gian tích luỹ được vốn liếng, Ánh nhận thấy nghề trồng cây cảnh ở địa phương đang ăn nên làm ra, thế là anh mạnh dạn bắt tay vào đầu tư. Có hướng đầu tư thích hợp, vườn cây cảnh của anh gồm hơn 100 cây các loại đã cho thêm nguồn thu. Không dừng lại, anh còn tìm tòi liên hệ với bà con sản xuất chăn nuôi trong vùng để hợp đồng mở thêm dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ, góp phần tăng thêm thu nhập. Ánh nhẩm tính: “Từ nguồn thu tất cả các sản phẩm của mô hình này, sau khi trừ các khoảng chi phí, mình thu lãi ròng mỗi năm hơn 30 triệu đồng...”.

Sự nỗ lực, cần cù đã được đền đáp, ước mơ ngày nào của anh đã thành hiện thực. Thu lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm chưa phải lớn lắm, nhưng với hoàn cảnh từ một hội viên thanh niên nghèo, tay trắng lập nghiệp sau ngày xuất ngũ, thì đây là một kết quả đáng ghi nhận.

Có thể bạn quan tâm

Bà Bà "Chúa" Nuôi Ong

Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, đầy nữ tính, ít ai biết được bà Phan Thị Ngọc Điệp (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã bước vào tuổi 44 với gần 30 năm phiêu bạt, rày đây mai đó theo bầy ong đi tìm mật.

13/11/2013
Nghề Nuôi Gà Thịt Không Dễ Nghề Nuôi Gà Thịt Không Dễ

Ngày nay, người nuôi gà cần hiểu biết rành rẽ và giỏi về công tác thú y mới có thể thành công. Kinh nghiệm từ những người nuôi gà nhiều năm và có thành công nổi trội như ông Phan Thế Hào, Bùi Thanh Tuấn… là không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Một mặt nghiên cứu trong tài liệu, từ bạn bè hướng dẫn, nghề dạy nghề, mặt khác, ông Hào không từ bỏ một cuộc hội thảo nào liên quan đến chuyên đề từng chứng bệnh trên gà. Còn anh Tuấn: “Ở đâu có hội thảo, chúng tôi cũng tìm đến. Đó là sự đầu tư, nâng cao tay nghề, còn quan trọng hơn cả vốn liếng”.

13/11/2013
Dân Dân "Chê" Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Đồng Nai là một trong 9 tỉnh, thành được Chính phủ chọn làm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm trong 2 năm (2011-2013). Song, chương trình này đến nay chỉ có hộ nghèo tham gia do được miễn phí, còn các hộ chăn nuôi khác đều “chê”.

13/11/2013
Vịt Rớt Giá, Nông Dân Đồng Nai “Kêu Trời” Vịt Rớt Giá, Nông Dân Đồng Nai “Kêu Trời”

Giá vịt giảm gần 20.000 đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Giá vịt thịt tại Đồng Nai hiện bất ngờ giảm mạnh và chỉ còn dao động ở mức 35 – 38.000 đồng/1kg, tức giảm gần 20.000đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi vịt gặp rất nhiều khó khăn vì thua lỗ nặng. Riêng các hộ đã lỡ đầu tư chuồng trại, thì dở khóc dở cười vì không dám nhập vịt về nuôi, đành chấp nhận bỏ trống chuồng một cách lãng phí.

13/11/2013
Vào Mùa Cúm Gia Cầm Vào Mùa Cúm Gia Cầm

Cúm gia cầm H5N1 đã tái phát ở một số địa phương lân cận TP HCM nhưng nhiều người vẫn thờ ơ với dịch bệnh. UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông. Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến 4-11, ngành thú y đã phát hiện tại 4 hộ trên địa bàn 2 xã Tân Phú và Tân Thới có vịt bệnh và chết. Tổng số vịt nuôi của 4 hộ là 938 con, trong đó có 315 con chết trong tổng số 557 con nhiễm bệnh kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1.

13/11/2013