Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút
Ngày đăng: 27/06/2012

Bằng sự cần cù, chịu khó, anh Ngô Đắc Ánh, hội viên Hội LHTN xã Thủy Phù (Hương Thủy - Thừa Thiên Huế) đã tạo được mô hình kinh tế phù hợp. Ngoài lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm, anh còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Anh Ánh kể: Năm 1998, anh xuất ngũ trở về quê hương khi cuộc sống ở quê còn nhiều khó khăn. Gia đình anh vốn “cơm chưa ăn đã lo gạo hết”, lại càng khó khăn hơn khi anh xuất ngũ trở về. Cứ thế bao nhiêu bộn bề lo toan đeo bám mãi chàng trai trẻ này. Không nghề nghiệp, không đồng vốn cầm tay khiến anh tưởng chừng như tuyệt vọng khi đi tìm cho mình một công việc mưu sinh. Sau nhiều đêm trăn trở, anh quyết định phải bắt đầu phát triển một mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt trên mảnh đất quê hương.

Anh Ngô Đắc Ánh bên trang trại nuôi chim cút của mình

Những phương án sản xuất của anh được hình thành trong đầu. Nghĩ là làm, anh bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, bước đầu anh Ánh gặp vô vàn khó khăn khi vốn liếng ít ỏi, không đủ để đầu tư, một phần do chưa có kinh nghiệm nên việc biến ước mơ thành hiện thực tưởng như đi vào ngõ cụt. Nhưng rồi, bản chất biết vượt lên gian khó không cho phép anh đầu hàng trước cuộc sống bộn bề khó khăn. Cùng với những đức tính được rèn luyện trong quân ngũ, Ánh quyết định bắt tay vào làm kinh tế với tất cả nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Nhận được sự giúp đỡ của các ban, ngành địa phương, Ánh chọn cách làm kinh tế bằng mô hình chăn nuôi ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Ban đầu khởi nghiệp, anh chỉ đủ chi phí đầu tư nuôi vài trăm con chim cút. Nhờ chăm sóc đúng quy trình nên số lượng chim cút của anh ngày càng tăng lên. Số trứng và chim cút lấy thịt đảm bảo chất lượng, anh đem bán lấy tiền quay vòng vốn để tái chăn nuôi. Riêng chim cút sinh sản được anh chăm sóc tỉ mỉ, chế độ ăn uống hợp lý nên ngày càng phát triển. Cứ thế, đàn chim cút tăng nhanh theo từng năm. Hiện tại, khu trại chăn nuôi của anh có khoảng 5.000 con chim cút đẻ trứng, hơn 1.000 con chim cút sản xuất giống. Toàn bộ nguồn kinh phí đầu tư của anh đến nay trên 120 triệu đồng.

Sau một thời gian tích luỹ được vốn liếng, Ánh nhận thấy nghề trồng cây cảnh ở địa phương đang ăn nên làm ra, thế là anh mạnh dạn bắt tay vào đầu tư. Có hướng đầu tư thích hợp, vườn cây cảnh của anh gồm hơn 100 cây các loại đã cho thêm nguồn thu. Không dừng lại, anh còn tìm tòi liên hệ với bà con sản xuất chăn nuôi trong vùng để hợp đồng mở thêm dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ, góp phần tăng thêm thu nhập. Ánh nhẩm tính: “Từ nguồn thu tất cả các sản phẩm của mô hình này, sau khi trừ các khoảng chi phí, mình thu lãi ròng mỗi năm hơn 30 triệu đồng...”.

Sự nỗ lực, cần cù đã được đền đáp, ước mơ ngày nào của anh đã thành hiện thực. Thu lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm chưa phải lớn lắm, nhưng với hoàn cảnh từ một hội viên thanh niên nghèo, tay trắng lập nghiệp sau ngày xuất ngũ, thì đây là một kết quả đáng ghi nhận.

Có thể bạn quan tâm

Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

11/05/2012
Làng Cá Bè Điêu Đứng Làng Cá Bè Điêu Đứng

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

20/04/2012
Thái Bình Căng Sức Chống Chọi Sâu Cuốn Lá Thái Bình Căng Sức Chống Chọi Sâu Cuốn Lá

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

15/07/2012
Giống Cây Ăn Trái Ngoại Hút Hàng Giống Cây Ăn Trái Ngoại Hút Hàng

Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.

11/05/2012
Nguy Cơ Bùng Phát Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá Nguy Cơ Bùng Phát Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá

Nhiều diện tích lúa hè thu (HT) sớm ở ĐBSCL đã bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) với tỷ lệ gây hại từ 10-30%. Nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nguy cơ dịch bệnh lây lan sang diện tích lúa HT chính vụ (xuống giống trong tháng 5, 6) là rất lớn.

12/05/2012