Làm Giàu Từ Mô Hình Cây Ăn Quả

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.
Ông Lò Văn Tỉnh sinh ra và lớn lên tại xã ẳng Cang, huyện Mường ảng trong gia đình nhiều anh em, có hoàn cảnh khó khăn vất vả. Với suy nghĩ vượt lên cái nghèo đói, năm 2002, vợ chồng ông chuyển đến xã Mường Phăng lập nghiệp. Thời gian đầu, ông khai hoang được 2,5ha nương tại bản Khá, xã Mường Phăng.
Do không có vốn sản xuất nên ông chủ yếu trồng sắn và làm nương, lương thực không đủ ăn. Không thể chấp nhận nghèo đói đeo bám, năm 2003, vợ chồng ông về tỉnh Sơn La thăm mô hình trồng đào và thấy rất hiệu quả nên đã mua giống đào Mỹ về trồng thử. Sau 2 năm chăm sóc, cây đào sinh trưởng nhanh và phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng địa phương.
Năm 2004, gia đình ông được dự án của Viện Cây ăn quả (Hà Nội), đầu tư giống đào Mỹ và hồng không hạt. Nhận thấy đây là mô hình thí điểm nên vợ chồng ông quyết tâm làm. Từ khi trồng, bón phân, chăm sóc làm cỏ, ông đều tuân theo qui trình kỹ thuật do vậy cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian đầu ông trồng xen cây lạc và đậu tương để cải tạo đất, tăng thêm thu nhập.
Từ năm 2006-2007, vườn đào và hồng của ông Tỉnh đã được thu hoạch; cuộc sống của vợ chồng ông cũng dần ổn định và có điều kiện nuôi các con ăn học. Vợ chồng ông đã dựng được ngôi nhà sàn to đẹp, 3 người con đã tốt nghiệp ra trường và có việc làm ổn định. Năm 2012, vườn đào của ông thu được 4 tấn quả, vườn hồng Đài Loan không hạt thu được 1,5 tấn quả. Tổng thu nhập từ vườn cây ăn quả đạt 50 triệu đồng.
Ngoài trồng cây ăn quả, vợ chồng ông nuôi 10 con bò, trung bình mỗi năm bán bê và bò cũng được 40 triệu đồng. Thu nhập từ vườn cây và chăn nuôi của gia đình ông sau khi đã trừ hết chi phí đạt 70 triệu đồng/năm.
Ông Tỉnh tâm sự: Để có được ngày hôm nay, vợ chồng ông luôn tìm tòi các biện pháp kỹ thuật mới trên báo nông thôn, báo khuyến nông, trên các trang mục bạn của nhà nông và các chương trình khuyến nông do huyện và tỉnh tổ chức. Từ những hướng dẫn đó, ông áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình.
Ông Lò Văn Tinh, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng cho biết: “Gia đình ông Lò Văn Tỉnh có nguồn thu nhập cao và ổn định từ mô hình cây ăn quả. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Tỉnh còn giúp đỡ các hộ gia đình trong bản kỹ thuật trồng cây ăn quả và truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất. Mô hình gia đình ông Tỉnh là mô hình kiểu mẫu để người dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm…
Có thể bạn quan tâm

Thông tin thương lái đến hỏi mua lá khoai lang được ông Lê Văn Trung, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thành Lợi khẳng định. Theo đó, vào trung tuần tháng 2, có 3 người, trong đó 2 người Trung Quốc và một người Việt Nam, đến Hợp tác xã Thành Lợi hỏi mua lá khoai lang với mức giá 10.000đồng/kg được trả cho nông dân và trả thêm tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg cho Hợp tác xã Thành Lợi khi thu mua lá khoai.

Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.

Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.