Làm giàu từ dưa Kim Cô Nương

Hối hả thu hoạch 3,5 công dưa Kim Cô Nương bán cho thương lái quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) với giá 20.000 đồng/kg, lão nông Triệu Công Đạt, ở ấp 7, xã Long Trị, cho biết: “Mấy năm trước đây, đất ở đây trũng sâu nên chỉ làm được lúa, nhưng sau nhiều lần thấy bà con ở Cần Thơ trồng dưa Kim Cô Nương bán có lãi, nên gia đình tôi quyết định chuyển 3,5 công đất ruộng sang trồng nó. Nhờ vậy, 2 năm nay nguồn thu nhập gia đình tăng lên đáng kể”.
Không thể sản xuất bán vào dịp tết, nên ông Đạt trồng muộn hơn, tuy nhiên nó vẫn đem lại nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loại dưa hấu, rau màu… Vả lại loại dưa này dù bán vào thời điểm nào thì mức giá cũng không chênh lệch nhiều.
Thường thì dưa Kim Cô Nương sau khi trồng 12 ngày thì nông dân tiến hành bấm đọt để cho trái. Mỗi dây được để từ 1 - 2 chèo, mỗi chèo 1 trái. Mặc dù, dưa được xuống giống đồng loạt, nhưng thời điểm thu hoạch giữa các dây lại diễn ra không cùng lúc. Thế nên, mỗi vụ dưa nông dân phải bỏ công thu hoạch đến 6 đợt. Để dưa được thị trường chấp nhận là trái phải đẹp, màu vàng đều, bóng loáng, trọng lượng từ 0,4 - 1,7kg/trái.
Thế nên, việc thu hoạch phải được lựa chọn chứ không hoàn toàn như các loại dưa khác. Thu hoạch đợt đầu với sản lượng hơn 1 tấn, ông Đạt cho biết thêm: “Dưa trồng khoảng 60 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng từ 15 - 20 ngày. Mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 3 - 4 ngày. Sau khi thu hoạch xong, dưa được rửa sạch rồi mang đến cơ sở dán nhãn mác…”.
Trong khi các loại dưa hấu rơi vào cảnh được mùa, rớt giá, thì dưa Kim Cô Nương được bán với mức giá cao lại ổn định, không gặp khó về đầu ra. Nhờ vậy mà với canh tác sau khi trừ chi phí, gia đình ông Sơn, ông Đạt có nguồn lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhờ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH hội thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể của phường, đặc biệt là Hội Nông dân; bà con nơi đây đã đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi nhằm phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, góp phần tích cực vào công cuộc XĐGN trên địa bàn phường.

Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.

Trong khi nhiều nhà vườn chạy theo phong trào trồng cây cam sành vì hiệu quả kinh tế cao thì ông Trần Văn Tiền, ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, Châu Thành (Hậu Giang) vẫn đeo bám cây bưởi Năm Roi.

Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) được xem là “anh cả” trong việc thực hiện dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát ven biển tại Hà Tĩnh. Sau 2 vụ sản xuất, hơn 10 ha vùng dự án liên tục phủ màu xanh kể cả những ngày hè cát nóng như chảo lửa.

Trong khi đó, tính đến ngày 15/7, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc là chưa đến 0,6 triệu tấn. Như vậy, có khả năng một lượng gạo không nhỏ đã được xuất khẩu qua biên giới mà không được cơ quan chức năng thống kê đầy đủ.