Giáp Tết, Nông Dân Trồng Bưởi Da Xanh Phấn Khởi

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, giá bưởi da xanh tại Tiền Giang đang tăng, mang lại nguồn lợi khá cao cho nhà vườn, giúp bà con ổn định đời sống. Hiện nay, thương lái đến mua bưởi tại vườn giá từ 33.000 - 35.000 đồng/kg bưởi da xanh, tăng gần 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá trên, mỗi ha bưởi nhà vườn đạt doanh thu khoảng 500 triệu đồng.
Tại huyện Cai Lậy, chị Nguyễn Thị Chi, thương lái chuyên thu mua bưởi da xanh ở xã Tam Bình cho biết, do nhu cầu bưởi da xanh trong dịp tết rất lớn nên giá bưởi trong những ngày tới có thể còn tăng mạnh và đạt 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Còn theo ông Trần Văn Sáu, cư ngụ tại xã Long Khánh, hiện anh canh tác 4.000 m2 bưởi da xanh - là loại cây ăn trái khó trồng, khó chăm sóc, những năm gần đây lại thường bị sâu đục trái tấn công, nên nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn. Nhờ giá cao, đầu ra thuận lợi nên những nhà vườn giỏi thâm canh bưởi da xanh đều có thu nhập khá, kinh tế gia đình ổn định.
Tiền Giang hiện có trên 4.700 ha bưởi chủ yếu trồng giống bưởi da xanh, tập trung tại các huyện vùng ngập lũ phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành... Với năng suất bình quân từ 15 - 17 tấn/ha, mỗi năm tỉnh đạt sản lượng bưởi gần 78.000 tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.