Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.
Ông Khoa tâm sự: “Năm 1990 tôi cưới vợ. Rồi hai đứa con ra đời, cơm ăn không đủ no. Mình động viên vợ cố gắng làm ăn lo cho các con học hành đến nơi đến chốn. Loay hoay mãi mà vẫn nghèo, giữa năm 2009, tôi bàn với vợ vay 15 triệu đồng vượt 6 sào ruộng lúa cạnh nhà thành vườn trồng đinh lăng, xẻ rãnh nước tiện tưới tiêu kết hợp thả cá, giữa các rãnh nước tôi còn đóng thêm các trụ bê tông để làm giàn trồng bí xanh”.
Khi đinh lăng còn nhỏ ông trồng xen ngô. Mỗi năm ông thu 3 vụ ngô được 3-4 triệu đồng/vụ; 2 vụ bí xanh, mỗi vụ thu 4 triệu đồng. Sau 4 tháng thả cá, vụ cá đầu tiên ông thu gần 8 triệu đồng.
Ông Khoa cho hay: “6 sào ruộng nếu trồng lúa chỉ thu được hơn chục triệu đồng/năm, trong khi riêng ngô, bí xanh và cá năm đầu tiên tôi thu 40 triệu đồng, trừ chi phí vẫn còn hơn 20 triệu đồng. Còn đinh lăng trồng 3-5 năm bắt đầu thu hoạch cả thân và rễ, còn lá đinh lăng mỗi năm cắt 2 đợt, mỗi đợt bán được 2-3 triệu đồng”. Sau 3 năm ông thu lứa đinh lăng đầu tiên bán được 170 triệu đồng.
Diện tích mặt nước, cùng với nuôi cá, ông còn nuôi vịt siêu thịt. Mỗi năm bán vịt ông bỏ túi trên 15 triệu đồng. Không chỉ vậy, vợ chồng ông còn nuôi lợn nái và lợn thịt tận dụng nguồn lương thực ngô có sẵn và chất thải của lợn bón cho cây trồng. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay vợ chồng ông đã có trang trại tổng hợp với 1.800m2 trồng đinh lăng kết hợp thả cá, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng; trong chuồng thường xuyên có trên 40 con lợn thịt và 7 con lợn nái.
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Khoa rất tích cực tham gia các hoạt động của địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ những hộ khó khăn kinh nghiệm làm ăn.
Bà con muốn tham khảo kinh nghiệm làm ăn của ông Khoa, liên hệ với số điện thoại: 0169.9185.559.
Có thể bạn quan tâm

Giá rau củ sau Tết rớt giá thê thảm khiến người trồng rau phải bán tống bán tháo, thậm chí có hộ còn mang ra làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Toàn huyện Cam Lâm có 2.148ha mía, tập trung chủ yếu ở xã Cam Hiệp Nam (520ha), Cam An Bắc (hơn 500ha), tiếp đó là Cam Hiệp Bắc (210ha), Cam An Nam, Cam Phước Tây.

Vụ mía 2013 - 2014 ở Cam Lâm (Khánh Hòa) chữ đường không cao, giá thu mua giảm nên người trồng mía chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ.

Do khu vực cháy quá rộng, gió mạnh nên công tác chữa cháy đành bất lực. Trên 20 hécta mía đang trong thời kỳ thu hoạch bị thiêu rụi hoàn toàn, ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Kinh nghiệm trồng dưa hấu lâu nay của bà con nông dân trong huyên Phú Tân (Cà Mau) là sau khi dứt mùa mưa, tận dụng đất vườn, bờ liếp để trồng dưa hấu ăn và bán trong dịp Tết. Với cách trồng dưa hấu này, năng suất sẽ đạt bình quân từ 3 tấn/công, nếu vào thời điểm dưa có giá thì hiệu quả mang lại khá cao.