Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu

Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu
Ngày đăng: 21/03/2014

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.

Ông Khoa tâm sự: “Năm 1990 tôi cưới vợ. Rồi hai đứa con ra đời, cơm ăn không đủ no. Mình động viên vợ cố gắng làm ăn lo cho các con học hành đến nơi đến chốn. Loay hoay mãi mà vẫn nghèo, giữa năm 2009, tôi bàn với vợ vay 15 triệu đồng vượt 6 sào ruộng lúa cạnh nhà thành vườn trồng đinh lăng, xẻ rãnh nước tiện tưới tiêu kết hợp thả cá, giữa các rãnh nước tôi còn đóng thêm các trụ bê tông để làm giàn trồng bí xanh”.

Khi đinh lăng còn nhỏ ông trồng xen ngô. Mỗi năm ông thu 3 vụ ngô được 3-4 triệu đồng/vụ; 2 vụ bí xanh, mỗi vụ thu 4 triệu đồng. Sau 4 tháng thả cá, vụ cá đầu tiên ông thu gần 8 triệu đồng.

Ông Khoa cho hay: “6 sào ruộng nếu trồng lúa chỉ thu được hơn chục triệu đồng/năm, trong khi riêng ngô, bí xanh và cá năm đầu tiên tôi thu 40 triệu đồng, trừ chi phí vẫn còn hơn 20 triệu đồng. Còn đinh lăng trồng 3-5 năm bắt đầu thu hoạch cả thân và rễ, còn lá đinh lăng mỗi năm cắt 2 đợt, mỗi đợt bán được 2-3 triệu đồng”. Sau 3 năm ông thu lứa đinh lăng đầu tiên bán được 170 triệu đồng.

Diện tích mặt nước, cùng với nuôi cá, ông còn nuôi vịt siêu thịt. Mỗi năm bán vịt ông bỏ túi trên 15 triệu đồng. Không chỉ vậy, vợ chồng ông còn nuôi lợn nái và lợn thịt tận dụng nguồn lương thực ngô có sẵn và chất thải của lợn bón cho cây trồng. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay vợ chồng ông đã có trang trại tổng hợp với 1.800m2 trồng đinh lăng kết hợp thả cá, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng; trong chuồng thường xuyên có trên 40 con lợn thịt và 7 con lợn nái.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Khoa rất tích cực tham gia các hoạt động của địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ những hộ khó khăn kinh nghiệm làm ăn.

Bà con muốn tham khảo kinh nghiệm làm ăn của ông Khoa, liên hệ với số điện thoại: 0169.9185.559.


Có thể bạn quan tâm

Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.

31/07/2014
Xuất Khẩu Trung Quốc Giảm 2 Tháng Liên Tiếp Xuất Khẩu Trung Quốc Giảm 2 Tháng Liên Tiếp

Xuất nhập khẩu nước này đã bất ngờ giảm trong tháng 3, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cố gắng bình ổn nền kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

10/04/2014
Những Vấn Đề Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Với Ao Nuôi Thủy Sản Những Vấn Đề Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Với Ao Nuôi Thủy Sản

Địa điểm và công trình nuôi phải được xây dựng ở khu vực được quy hoạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Công trình nuôi cần xây dựng đúng kỹ thuật, có cống cấp thoát nước riêng biệt và có ao lắng ao xử lý, có bờ vững chắc, không bị rò rỉ.

11/04/2014
Nguy Cơ Xóa Vùng Nguyên Liệu Bông Vải Nguy Cơ Xóa Vùng Nguyên Liệu Bông Vải

Cánh đồng trồng cây bông vải của huyện Tuy An trước đây rộng gần 200ha, nay đã thu hẹp đáng kể. Nguyên nhân là do giá bông quá thấp, nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này.

31/07/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung Hiệu Quả Bước Đầu Từ Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung

Nhung của hươu sao được coi là dược liệu quý và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt được tâm lý đó, gia đình ông Vũ Trí Long, xóm 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư nuôi loại động vật này.

11/04/2014