Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu

Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu
Ngày đăng: 21/03/2014

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.

Ông Khoa tâm sự: “Năm 1990 tôi cưới vợ. Rồi hai đứa con ra đời, cơm ăn không đủ no. Mình động viên vợ cố gắng làm ăn lo cho các con học hành đến nơi đến chốn. Loay hoay mãi mà vẫn nghèo, giữa năm 2009, tôi bàn với vợ vay 15 triệu đồng vượt 6 sào ruộng lúa cạnh nhà thành vườn trồng đinh lăng, xẻ rãnh nước tiện tưới tiêu kết hợp thả cá, giữa các rãnh nước tôi còn đóng thêm các trụ bê tông để làm giàn trồng bí xanh”.

Khi đinh lăng còn nhỏ ông trồng xen ngô. Mỗi năm ông thu 3 vụ ngô được 3-4 triệu đồng/vụ; 2 vụ bí xanh, mỗi vụ thu 4 triệu đồng. Sau 4 tháng thả cá, vụ cá đầu tiên ông thu gần 8 triệu đồng.

Ông Khoa cho hay: “6 sào ruộng nếu trồng lúa chỉ thu được hơn chục triệu đồng/năm, trong khi riêng ngô, bí xanh và cá năm đầu tiên tôi thu 40 triệu đồng, trừ chi phí vẫn còn hơn 20 triệu đồng. Còn đinh lăng trồng 3-5 năm bắt đầu thu hoạch cả thân và rễ, còn lá đinh lăng mỗi năm cắt 2 đợt, mỗi đợt bán được 2-3 triệu đồng”. Sau 3 năm ông thu lứa đinh lăng đầu tiên bán được 170 triệu đồng.

Diện tích mặt nước, cùng với nuôi cá, ông còn nuôi vịt siêu thịt. Mỗi năm bán vịt ông bỏ túi trên 15 triệu đồng. Không chỉ vậy, vợ chồng ông còn nuôi lợn nái và lợn thịt tận dụng nguồn lương thực ngô có sẵn và chất thải của lợn bón cho cây trồng. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay vợ chồng ông đã có trang trại tổng hợp với 1.800m2 trồng đinh lăng kết hợp thả cá, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng; trong chuồng thường xuyên có trên 40 con lợn thịt và 7 con lợn nái.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Khoa rất tích cực tham gia các hoạt động của địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ những hộ khó khăn kinh nghiệm làm ăn.

Bà con muốn tham khảo kinh nghiệm làm ăn của ông Khoa, liên hệ với số điện thoại: 0169.9185.559.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Cần Cải Tạo Và Gia Cố Bờ Bao Đúng Kỹ Thuật Cho Vụ Tôm Mới Ở Bạc Liêu Nông Dân Cần Cải Tạo Và Gia Cố Bờ Bao Đúng Kỹ Thuật Cho Vụ Tôm Mới Ở Bạc Liêu

Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu.

07/03/2013
Nuôi Cá Rô Phi Trong Môi Trường Nước Lợ Nuôi Cá Rô Phi Trong Môi Trường Nước Lợ

Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…

03/06/2013
Nuôi Trồng Sinh Thái: Lợi Lớn, Ít Rủi Ro Nuôi Trồng Sinh Thái: Lợi Lớn, Ít Rủi Ro

Với mô hình nuôi sinh thái xen ghép các loại cá, tôm, cua, ông Võ Diên (thôn Tân An, thị trấn Thuận An, TP. Huế) đã có được nguồn thu nhập hấp dẫn.

11/03/2013
Lãi Cao Từ Nuôi Gà J-Dabaco Lãi Cao Từ Nuôi Gà J-Dabaco

Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi gà J-Dabaco, gia đình bác Trần Văn Hoàn ở thôn Đại Hà, xã Hà Kỳ (Tứ Kỳ - Hải Dương) thu lãi mỗi năm hơn trăm triệu đồng...

03/06/2013
Trồng Rau Muống Lấy Hạt: Vốn Ít, Lời Nhiều Trồng Rau Muống Lấy Hạt: Vốn Ít, Lời Nhiều

Trong những năm qua, nhiều nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nếp truyền thống sang trồng rau muống lấy hạt. Bởi, trồng rau muống lấy hạt chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

14/03/2013