Cát Tiên Đầu Tư Lớn Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Mặc dù là huyện vùng sâu, xa của tỉnh Lâm Đồng, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nhưng chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện Cát Tiên đã đạt trên 7 tiêu chí.
Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu cho biết: Khi mới triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,5 tiêu chí, nhưng đến nay huyện đã không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Riêng xã Phù Mỹ từ lúc chỉ đạt 4 tiêu chí, đến cuối 2013 đã đạt 17 tiêu chí.
“Trong xây dựng NTM, Cát Tiên luôn phấn đấu thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo để đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 5%, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 15%. Để đạt được mục tiêu này, huyện xác định phải tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động có trình độ tay nghề cao…” - ông Đẩu nói thêm.
Cụ thể, từ nay đến 2020, Cát Tiên sẽ ổn định vùng chuyên canh lúa với diện tích 4.680ha, trong đó diện tích lúa 3 vụ chiếm khoảng 1.600 - 1.700ha; xây dựng vùng lúa chất lượng cao 1.500ha và vùng sản xuất lúa giống từ 300 - 500ha, đồng thời phát triển nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” thành thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”.
Ngoài ra, huyện cũng phấu đấu xây dựng 300 - 400ha rau tại các xã ven sông Đồng Nai; ổn định diện tích bắp 400ha; khôi phục và phát triển diện tích cây dâu tằm khoảng 350ha vào năm 2020… Cũng theo ông Đẩu, đến nay Cát Tiên đã huy động được trên 1.000 tỷ đồng để triển khai các chương trình xây dựng NTM, trong đó vốn nhân dân đóng góp đạt trên 36 tỷ đồng.
Theo rà soát, đến nay huyện đã có 8/11 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 9/11 xã đạt tiêu chí thu nhập; tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt gần 60%; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt trên 25 triệu đồng/người/năm…
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết: Trước tình hình nuôi tôm sú gặp khó khăn do ảnh hưởng của hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng… vụ tôm 2013 nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

Gia đình chị Phan Thị Thùy (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) giờ đây đã có cơ ngơi khang trang nhờ nuôi gà siêu trứng, với thu nhập 150 triệu đồng/năm.

Hiện tại ở Hải Dương, vải trong vùng sản xuất theo VietGAP đang cho thu hoạch, giá bán 15-16 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000-4.000 đồng/kg.

Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.

Ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Vũ, xóm Bãi Á 1, thị trấn Chợ Chu (Định Hóa) đúc rút được sau gần 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 20 ha quế, cùng vườn ươm quế giống quy mô 1 triệu cây/ năm, anh Vũ đã trở thành triệu phú từ loại cây trồng này.