Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ Trứng

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.
Năm 2002, anh đã bàn với vợ và quyết định vay vốn đầu tư vào chăn nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nên anh Thắng chỉ dám vay ngân hàng Nông nghiệp thành phố Vĩnh Yên 15 triệu đồng để mua 300 con vịt siêu trứng về chăn nuôi thử.
Vừa chăn nuôi anh vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đã thành công trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, học và đọc trong sách báo về cách xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh khi vịt mắc bệnh. Đàn vịt của anh Thắng lớn nhanh, khỏe mạnh, ít bị bệnh, tỷ lệ đẻ trứng cao.
Mừng như mở cờ trong bụng, anh Thắng nghĩ đây là cách thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của gia đình. Anh đã mạnh dạn tiếp tục vay vốn ngân hàng thêm 50 triệu đồng, đấu thầu thêm 7.200m2 để mở rộng quy mô chăn nuôi. Số lượng vịt anh nuôi ngày càng nhiều, lúc đầu là 300 con, sau đó lên 500 con, rồi 1.000 con và bây giờ đã lên đến 2.500 con vịt đẻ trứng. Mỗi ngày, đàn vịt của anh Thắng đẻ trên 2.000 quả trứng, trừ chi phí, bình quân cho thu nhập 35-40 triệu đồng/tháng.
Anh Thắng cho biết: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, quan trọng nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác tiêm phòng và thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi. Ngoài các lại vắc xin thông thường thì mỗi năm, đàn vịt còn được tiêm phòng 2 lần vắc xin cúm gia cầm H5N1, hàng tuần đều phải được phun khử trùng, tiêu độc hoặc rắc vôi bột khu vực chăn nuôi 2 lần.
Do có kinh nghiệm trong chăn nuôi và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vịt, số lượng trứng đẻ ra hàng ngày đều được các thương lái đến mua hết. Đặc biệt, trang trại của anh Thắng còn được Công ty HonDa-Vĩnh Phúc về thăm quan và ký hợp đồng mỗi ngày mua 2.000 quả trứng vịt lộn phục vụ bữa an cho công nhân của Công ty.
Nhờ chăn nuôi vịt, gia đình anh Thắng đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, có tiền nuôi các con ăn học thành người, 2 cháu đã học hết Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Dù được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng về chất, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhưng hiện giờ, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp xem ra vẫn loay hoay tìm lối đi khi bắt tay thực hiện…

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, nâng tổng lượng cao su XK 7 tháng đầu năm đạt 451 nghìn tấn với giá trị 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Đối với người dân, việc giúp nhau thoát nghèo, gây dựng cuộc sống ấm no là một việc làm ý nghĩa. Thôn Đông Mỹ, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) là thôn đi đầu trong chương trình “cùng giúp nhau thoát nghèo”. Nhờ tinh thần tương trợ đó, số lượng người nghèo của thôn, xã giảm xuống rõ rệt. Đây là những tín hiệu đáng mừng.

Khi được hỏi về thông tin có thể phía Mỹ sẽ nộp đơn kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam (đang được loan đi những ngày qua), ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, nói: “Chúng tôi đang chờ thông tin chính thức từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Nếu việc này xảy ra thì cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp”.

Đầu mùa vải năm nay, do quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc xấu đi, có thời điểm xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều rất khó khăn. Nhưng không ngờ, chính từ chỗ khó, với những nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, Bắc Giang và Hải Dương đã có một vụ mùa bội thu.