Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Sau 3 năm, ông đã trồng được 200 gốc vải, chủ yếu vải Lục Ngạn. Thu nhập ban đầu chẳng đáng là bao, chỉ vài triệu đồng. Nhưng với sự cần cù, chịu khó, nghiên cứu các kỹ thuật trồng cây, ươm giống, tìm hiểu trên các tài liệu, sách vở về kiến thức chăm sóc cây vải… Đến nay, gia đình ông đã thu nhập cao từ cây vải ngon. Khi chúng tôi trao đổi với ông về những bài học và kinh nghiệm để mang lại năng xuất cao từ cây vải, ông cho biết “Bên cạnh thời tiết, sương muối những năm quá rét, mưa nhiều, cùng với sâu cắn cuỗng, bướng, bọ xít cũng làm ảnh hưởng đến sự ra quả của cây vải.
Điều quan trọng nhất để cho năng suất cao, quả ngon, màu quả đẹp, không bị sâu bọ, bán được đầu mua với giá cao thì phải biết quan sát, điều chỉnh đúng thời vụ nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng xuất hoặc vải sẽ ra muộn thì giá bị giảm đi. Để làm điều đó tôi đã bẻ ngọn từ lúc bé, lấy giao tiễn gốc đúng thời điểm và phun thuốc, bón phân…”. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông về, trồng cây ăn quả.
Không chỉ làm giàu từ cây vải, ông còn đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi gà trên diện tích đồi chủ yếu là gà thương phẩm. Hiện nay, gia đình ông có hơn 5.000 con gà thương phẩn, mỗi năm ông nuôi được 4 lứa/năm, với thu nhập từ gà mỗi năm vài trăm triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.

Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa công bố top 50 món ăn đặc sản, ẩm thực Việt Nam lần thứ ba – 2015. Trong đó có 2 loại rau củ của Vĩnh Long là khoai lang và xà lách xoong.

Mô hình trồng rau rừng xen canh đã cho nhiều gia đình nguồn thu thường xuyên trong năm.