Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ cây chanh leo

Làm giàu từ cây chanh leo
Ngày đăng: 29/05/2015

Trước đây, gia đình ông Trần Văn Lộng (ở xã Kdang) đã nhiều năm trồng cây cà phê nhưng thu nhập không cao. Không chịu thua trước cái nghèo, ông Lộng luôn ấp ủ tìm tòi một giống cây mới có giá trị kinh tế cao hơn cây cà phê. Năm 2011, ông được một người bạn ở Đà Lạt giới thiệu, phổ biến cho các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh leo.

Mặc dù đây là một loại cây trồng mới, chưa thể khẳng định được hiệu quả, năng suất nhưng với đầu óc dám nghĩ dám làm, ông quyết định bán 6 sào đất và vay mượn thêm anh em để hạ giống trên 3 ha cây chanh leo.

Sau 6 tháng tích cực chăm sóc đúng kỹ thuật, gia đình ông Lộng bước vào đợt thu hoạch đầu tiên. Nhìn 3 ha chanh leo trĩu quả, ông vui mừng khôn xiết. Chỉ với lứa thu bói đầu tiên, trang trại của ông đã thu hoạch được 10 tấn. Với giá bán tại vườn vào thời điểm đó từ 10 ngàn đồng đến 12 ngàn đồng/kg, gia đình ông cầm chắc trong tay hơn 100 triệu đồng.

Tập trung chăm sóc, một tháng sau gia đình ông thu hoạch lứa tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy, sau một năm vất vả gia đình ông Lộng thu được hơn 400 tấn chanh leo, trừ chi phí đầu tư ông bỏ túi trên 4 tỷ đồng

Sau vụ mùa bội thu ấy, ông Lộng được bà con trong vùng mệnh danh là ông “vua” của cây chanh leo. Cũng từ đó bà con trong xã bắt đầu đến trang trại của ông để tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm canh tác và mở rộng mô hình kinh tế hiệu quả này.

Ông Lộng cho biết, mỗi ha chanh leo đầu tư khoảng 100 triệu đồng, năng suất đạt từ 80 tấn đến 100 tấn mỗi năm. Cây chanh leo là loại cây dễ trồng, công chăm sóc lại ít chỉ cần tỉa cành, lá để quả nhận được ánh nắng mặt trời và tránh sâu bệnh. Sau khi cây đã leo lên giàn thì cỏ bên dưới không thể mọc được, chỉ việc phun thuốc trừ sâu và thuê công thu hoạch.

Cây chanh leo đã chứng minh được hướng đi mới, năng suất và hiệu quả hơn hẳn cà phê và hồ tiêu. Từ sự thành công của ông Lộng, mô hình kinh tế này đã được người dân ở các xã lân cận áp dụng và phát triển rộng khắp.

Đứng trong vườn chanh leo hơn 250 gốc của mình, ông Nguyễn Bá Thiêm (xã Kdang) hồ hởi nói: “Đây là lần đầu tiên tôi trồng cây chanh leo, nhưng thấy năng suất cao lắm chú ạ. Cả vườn này tôi đầu tư 45 triệu đồng, mới thu đợt đầu thôi đã lấy lại được vốn rồi”.

Cùng chung niềm hứng khởi của ông Thiêm, anh Lê Viết Hưng (xã Đak Djrăng)-chủ của trang trại chanh leo với hơn 200 gốc cho biết: “Tôi nghe nói loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế cao nên cũng thử trồng xem thế nào. Trước mắt tôi thấy công chăm sóc ít, vốn đầu tư cũng không nhiều nên cũng cố gắng canh tác”.

Trao đổi với P.V, ông Trương Văn Biện-Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng cho biết: Những năm vừa qua, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo mang lại cho bà con là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, các mô hình kinh tế này chủ yếu là tự phát, huyện vẫn chưa có chủ trương để phát triển mô hình này một cách bền vững.


Có thể bạn quan tâm

“Mở Cửa” Bằng Dồn Điền Đổi Thửa “Mở Cửa” Bằng Dồn Điền Đổi Thửa

Phúc Thành (Yên Thành) là xã đầu tiên của Nghệ An thành công trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đây là “cánh cửa” mở ra những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

18/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Hoằng Hóa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Hoằng Hóa

Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.

18/06/2013
Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.

18/06/2013
Người Nông Dân Làm Giàu Trên Đất Khó Người Nông Dân Làm Giàu Trên Đất Khó

Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.

18/06/2013
Làm Giàu Từ Vịt Siêu Đẻ Làm Giàu Từ Vịt Siêu Đẻ

Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.

18/06/2013