Mở Cửa Bằng Dồn Điền Đổi Thửa

Phúc Thành (Yên Thành) là xã đầu tiên của Nghệ An thành công trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đây là “cánh cửa” mở ra những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
“Cuộc cách mạng đồng rộng”
Là xã bán sơn địa của huyện Yên Thành, trước đây ruộng đất của Phúc Thành rất manh mún, một hộ sử dụng nhiều thửa đất nằm rải rác ở nhiều cánh đồng. Bình quân mỗi hộ canh tác 5-10 thửa. Đây chính là rào cản cho tổ chức sản xuất tập trung, làm tăng chi phí công lao động, khó áp dụng cơ giới hóa, điều hành thủy lợi và quản lý đất đai.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác DĐĐT, năm 2000, xã Phúc Thành đã lên kế hoạch thực hiện công cuộc DĐĐT, song chưa làm đồng bộ. Đến năm 2010, khi được chọn làm xã thí điểm xây dựng NTM, Phúc Thành đã làm “cuộc cách mạng đồng ruộng” rầm rộ, nhanh chóng và hiệu quả. Ông Đinh Văn Dương - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện DĐĐT, chỉnh trang ruộng đồng, xã chúng tôi đã hoàn thành 100% diện tích.
Mục tiêu cuối cùng là giảm số thửa trên mỗi đầu hộ từ 5 - 10 thửa xuống còn 1-2 thửa ruộng. Công cuộc chuyển đổi ruộng đất lần 2 ở Phúc Thành đã thành công ngoài mong đợi. Phúc Thành là xã đầu tiên chuyển đổi ruộng đất thành công của Nghệ An, nên rất nhiều huyện, thị trong và ngoài tỉnh đã về đây học tập”.
Từ thành công đó, Phúc Thành đã quy hoạch cánh đồng mẫu lớn hơn 40ha cho thu nhập 140 triệu đồng/ha/vụ. Xã cũng đã triển khai thực hiện mô hình làm nấm ở 9 tổ có 40 hộ tham gia, mô hình trồng cỏ ngọt 5ha...
Ông Nguyễn Văn Hà ở xóm 5 phấn khởi: “Dồn đổi ruộng rất thuận tiện cho việc đưa nước, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Nông dân có điều kiện để tiến hành thâm canh, đảm bảo thuận lợi trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng như cơ cấu cây trồng hàng hóa nhằm tăng nhanh hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích. Nhà tôi làm 6 sào, thu nhập tăng gấp 6 lần so với trước khi dồn đổi”.
Tạo đà phát triển
Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Dương cho biết, hiện trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM thì xã Phúc Thành đạt 15 tiêu chí. Đến cuối năm 2013, Phúc Thành phấn đấu đạt 17 tiêu chí và đến năm 2014 sẽ hoàn thành 19 tiêu chí.
Sau thắng lợi công tác chuyển đổi ruộng đất, Phúc Thành đã phát động nhân dân hiến đất mở rộng hệ thống giao thông, làm nhà văn hóa, trạm y tế xã, tạo cảnh quan khang trang, sạch đẹp, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân. Xã tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như: Chợ An Mõ với số vốn 1,05 tỷ đồng, đền Đức Hoàng 0,45 tỷ đồng, bãi rác thải khu vực 267 triệu đồng, 14 phòng học của trường tiểu học với kinh phí 4,5 tỷ đồng... Tổng số vốn đầu tư xây dựng các công trình lên đến 40,9 tỷ đồng, trong đó vốn cấp trên hỗ trợ là 2 tỷ đồng, ngân sách xã là 4,067 tỷ đồng, còn lại do dân đóng góp.
Hiện nay Phúc Thành cũng phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ - thương mại. Các lĩnh vực này đã và đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng, tạo nguồn thu chủ yếu, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng trăm người lao động, như 2 làng nghề tăm hương Phú Trà và Yên Ba.
Bên cạnh đó, xã đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết việc làm, như đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Hiện có hơn 400 người đi làm việc ở các nước Đông Âu. Nhờ nguồn tiền của các lao động này gửi về mà đời sống của bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 23 triệu đồng/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp, đe dọa nghiệm trọng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm, hóa chất ngoài danh mục trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng báo động ở địa phương.

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 31.000 tấn, tăng gần 1.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, ước thu 1.000 tỷ đồng, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Vụ nuôi tôm năm 2015, mặc dù nắng nóng kéo dài, dịch bệnh xuất hiện rải rác ở đầu vụ, song nhờ thả giống đúng lịch thời vụ và tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT, nuôi tôm thân thiện với môi trường, nên năng suất, sản lượng tôm và các loại thủy sản nuôi ở Tuy Phước tăng khá.

Ngày 18/11/2015, tại Bạc Liêu, Bộ NN và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị “Quản lý nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ”. Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến đồng chủ trì Hội nghị.

Đến cổng làng Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hỏi ông Tu Thanh Hường, ai cũng biết. Bà con ở đây nói ông là nông dân đi lên từ hai bàn tay trắng, vượt qua khó khăn thử thách để làm giàu, trở thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát hoang vu.