Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Cánh Đồng Mẫu Lớn

Làm Giàu Từ Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 26/08/2013

Cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận vỡ đất làm kinh tế.

Nằm tách biệt với xã Đình Dù (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), để đến được thôn Đồng Xá, chúng tôi phải vượt quãng đường hơn 10km. Sở dĩ có “sự lạ” như vậy vì cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận ra đây vỡ đất làm kinh tế.

Với địa hình chiêm trũng nên trồng cây gì, nuôi con gì là câu hỏi mà những ND sinh sống ở đây hết sức trăn trở. “Năm 2009, qua các kênh truyền thông thấy trồng lúa theo phương pháp gieo sạ thực hiện với cánh đồng mẫu lớn ở trong miền Nam, huyện Văn Lâm đã chủ trương chọn thôn Đồng Xá là nơi thí điểm thực hiện cách làm mới này”- anh Nguyễn Văn Quỳnh -Trưởng thôn Đồng Xá cho biết.

Để ND tin tưởng và làm theo, lãnh đạo thôn đứng ra bảo lãnh trồng thí điểm 10ha (trong tổng số 27ha diện tích trồng lúa của thôn) cùng với sự tham gia của 50% số hộ tích cực trong thôn. Ông Đỗ Xuân Bách, thôn Đồng Xá - một trong những hộ tiên phong làm lúa gieo sạ phấn khởi chia sẻ: “Với 1ha diện tích canh tác, tôi chọn cấy giống lúa Bắc Thơm số 7. Vụ lúa vừa rồi, gia đình tôi thu được 4 tấn thóc, bán 850.000 đồng/tạ. Tính ra 2 vụ/năm, gia đình tôi thu về hơn 50 triệu đồng”.

Cùng chung niềm vui với ông Bách, chị Vũ Thị Duân cho hay: “Trước đây với việc cấy lúa truyền thống, với 2ha mỗi vụ gia đình tôi chỉ thu được khoảng 6 tấn. Bên cạnh đó còn phải mất chi phí cho các khoản khác như công cấy, thời gian lúa cho thu hoạch kéo dài. Áp dụng cách làm mới, gia đình tôi vừa giảm được chi phí đầu tư mà thu nhập lại tăng lên đáng kể”.

Ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Hội ND xã Đình Dù cho biết: “Trước khi triển khai kế hoạch làm lúa theo phương pháp gieo sạ ở thôn Đồng Xá, Hội ND huyện Văn Lâm phối hợp với Hội ND xã mở 2 lớp dạy nghề về kỹ thuật chăm sóc lúa trong thời gian 3 tháng cho ND.

Đồng thời, hàng năm đứng ra thế chấp cung ứng đến ND 15 tấn/vụ phân lân nung chảy Văn Điển trả chậm. Bên cạnh đó, Hội ND trực tiếp đứng ra xin Hội ND huyện hỗ trợ 4 máy gieo sạ cho ND”.

Theo ông Huy, làm lúa theo phương pháp gieo sạ, ND tiết kiệm được trung bình 18 công cấy/ha/vụ (tương đương 3-4 triệu đồng) và năng suất lúa cao hơn cách làm truyền thống từ 1-1,5 tấn/ha. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã làm theo phương pháp này.


Có thể bạn quan tâm

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc! Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc!

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

22/06/2012
Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Cá Rô Biển Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Cá Rô Biển

Bộ môn Thủy sản, Khoa Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (Trường đại học An Giang) vừa nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công cá rô biển.

22/06/2012
Cải Thiện Môi Trường Sống Cho Người Dân Cải Thiện Môi Trường Sống Cho Người Dân

Ông Động cũng chia sẻ thêm: Việc trước hết cần làm là phường sẽ thông báo trên loa truyền thanh cho người buôn bán được biết thông tin về đăng ký vào họp chợ khi chợ mới thành lập. Phường sẽ dành sự ưu tiên cho các hộ kinh doanh ở chợ cóc

23/06/2012
Trái Cây Cho Tết Đoan Ngọ Dồi Dào, Sức Mua Kém Trái Cây Cho Tết Đoan Ngọ Dồi Dào, Sức Mua Kém

Tại các chợ lẻ, nhiều tiểu thương TP.HCM cho biết lượng hàng hóa chuẩn bị Tết Đoan ngọ khá nhiều nhưng giá vẫn tăng nhẹ.

23/06/2012
Nỗi Lo Tôm Chết Nỗi Lo Tôm Chết

Do tôm chết kéo dài làm cho không ít bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều hộ vay vốn ngân hàng để cải tạo và mua giống thả nuôi với mong muốn có được kết quả khả quan. Nhưng tình trạng tôm chết vẫn cứ diễn ra…

24/06/2012