Làm giàu trên vùng đất khó

Vốn là người gắn bó với mô hình trang trại từ rất lâu, trước đó, ông Lựu xây dựng trang trại nuôi gà tại TP Huế. Theo chủ trương di chuyển những trang trại ra khỏi khu vực dân cư của tỉnh, năm 1997 ông lên vùng rú cát xã Quảng Lợi xin cấp đất xây dựng trang trại. Với diện tích 2 ha được cấp, ông đầu tư 1 ha trồng rừng, đào 3 hồ vừa nuôi cá vừa lấy nước phục vụ chăn nuôi.
Ông Lựu tâm sự: “Khi mới được cấp đất, chúng tôi háo hức lắm. Nhưng khi bắt tay vào xây dựng trang trại lại gặp rất nhiều khó khăn. Vốn ít, trong khi đó vùng này toàn là cát. Đường vào trang trại, nắng thì bụi bặm, mưa thì đường lún chứ không được như bây giờ. Mỗi lần xe chở thức ăn vào phải đậu ngoài đường cách gần 1,5km. Tôi cùng nhân công phải kéo từng xe nhỏ từ đó vào trang trại. Đó là chưa nói đến chuyện thiếu nước, thiếu điện... mọi nhu cầu sinh hoạt cũng rất khó khăn”.
Cũng như nhiều người, khi đặt chân lên vùng đất cát này với bao khó khăn, có lúc ông muốn buông xuôi nhưng rồi với nỗ lực, ông đã gặt hái được nhiều thành công. Dẫn chúng tôi thăm mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng ông phấn khởi: Hiện trang trại có 10.000 con gà đẻ trứng, mỗi ngày xuất ra thị trường hơn vài ngàn quả trứng. Giá bán mỗi quả 1.700 đồng/quả, thu lãi 5 triệu đồng mỗi ngày. Ngoài ra, trang trại còn nuôi hơn 1.000 gà thịt với những giống được thị trường ưa chuộng như gà kiến, gà lai đá và đàn vịt hơn 200 con. Ba hồ nuôi cá ông tập trung thả những loại cá dễ nuôi như cá rô đầu vuông, cá trê, cá rô phi, mỗi năm cho thu nhập trên 80 triệu đồng.
Theo tính toán của ông Lựu, trung bình mỗi ngày, trang trại của ông tiêu thụ hết 6.000 lít nước và 1 tấn thức ăn. Để đáp ứng nhu cầu nước uống cho vật nuôi, mỗi sáng ông phải dậy từ 4 giờ để bơm nước cho gà uống.
Từ khó khăn và thiếu thốn ban đầu, hiện tại trang trại ông trở thành mô hình trang trại điển hình trong xã, tạo việc làm cho những người dân xung quanh, giúp họ có thêm thu nhập ổn định.
Trong chăn nuôi khó nhất là đầu ra, nhưng với ông lại không quá phức tạp. Ông Lựu cho hay: “Vốn có tiếng từ lâu nên việc tiêu thụ sản phẩm của trang trại khá dễ dàng. Sản phẩm trứng, thịt của trang trại làm ra đều được các tiểu thương lớn đến thu mua”. Hiện ông là đơn vị cung cấp chính cho 3 đầu mối hàng lớn của Huế và nhiều địa chỉ kinh doanh nhỏ lẻ khác.
Sự nỗ lực không ngừng đã đưa ông trở thành một trong 22 tỷ phú trang trại của huyện Quảng Điền, với mức thu nhập trên 1,6 tỷ đồng, trong đó lãi ròng trên 400 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.