Làm Giàu Phải Có Cái Đầu Năng Động

Đó là bài học rút ra của ND SXKD giỏi Nguyễn Tấn Minh (63 tuổi), ở tổ 9, khu vực II, phường Hương Long, TP.Huế.
Trên đường đưa tôi tới thăm nhà ông Minh, ông Nguyễn Đăng Hoa - Chủ tịch Hội ND phường Hương Long, bảo: “Chịu khó như ông Minh chỉ có giàu thêm, chứ không thể nghèo đi”.
Bà Trần Thị Hoa, người bạn đời của ông, tự hào: “Ông ấy đã nói là làm, đã đi là đến, chưa bao giờ thúc thủ, lùi bước trước khó khăn, thử thách nào”.
Giờ đây, gia đình ông có 10 sào trồng lúa, ngô, lạc, rau đậu và hoa các loại, 30 con lợn thịt... Ông Minh chia sẻ: “Làm giàu từ nông nghiệp cơ bản là chất lượng, giá thành sản phẩm để thị trường tiêu thụ dễ tiếp cận; ngoài ý chí vượt khó vươn lên, còn cần phải có một cái đầu năng động, sáng tạo trong phương pháp làm ăn nữa...”. Lúa làm ra, một phần ông bán ra thị trường, phần dành để đảm bảo lương thực cho gia đình.
Ngô, lạc, rau đậu và hoa các loại thường xuyên được chăm bẵm, vun xới quanh năm, nên sản phẩm trái vụ, chính vụ lúc nào cũng có bán; thương lái đến tận nơi thu mua. Làm tận gốc bán tận ngọn, không qua trung gian môi giới nên đồng lãi nhiều hơn, giá trị hơn, xứng đáng với công sức bỏ ra.
Hạch toán, bình quân mỗi năm ông lãi ròng 90 triệu đồng. Đàn lợn thịt trong chuồng lúc nào cũng có 20-30 con, một năm 2 lứa, bình quân xuất chuồng 1,5 tấn lợn hơi/năm, tổng thu 150 triệu đồng, lãi ròng 60 triệu đồng...
Sáu đứa con nheo nhóc 4 trai, 2 gái ngày nào, giờ đã có gia thất và công ăn việc làm đàng hoàng, ổn định. Ông bà mừng vì bao nhiêu năm gắng sức vì con, giờ đã thanh thản hơn xưa, không còn cảnh “hết gạo chạy rông nữa”.
Với những thành tích trong sản xuất, giúp đỡ nhiều hội viên, nông dân cùng vươn lên làm giàu như mình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, ông Minh đã được Hội ND phường Hương Long bầu chọn là đại biểu dự Hội nghị ND SXKD giỏi TP.Huế giai đoạn 2011-2013 vừa tổ chức vào đầu tháng 5.2014.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).

Thời gian qua dù cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng nhiều hộ chăn nuôi cá bè trên sông Cái (thuộc nhánh sông Đồng Nai) vẫn lén lút nhập nguồn thức ăn cho cá là nội tạng gia súc, gia cầm, trong đó có hàng trăm ký lòng gà, lòng vịt.

Năm 2014, TX Sông Cầu (Phú Yên) có chủ trương đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi. Tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, đồng thời giúp ngư dân nuôi thủy sản bền vững.

Trong cái nắng chang chang của những ngày đầu tháng 3, bên những rẫy mía vừa thu hoạch xong, chuyện trà dư tửu hậu về cây mía bắt đầu bằng tiếng thở dài và kết thúc bằng những cái lắc đầu ngao ngán.