Làm giàu nhờ trồng ổi

Vườn ổi của gia đình anh Phạm Văn Quyết, thôn Cẩm Vũ những ngày này đang cho thu hoạch rộ. Anh cho biết: “Đầu năm 2014, tôi đi tham quan mô hình trồng ổi của người bạn ở tỉnh Hưng Yên thấy rất hiệu quả. Tôi về bàn với vợ chuyển đổi 8 sào ruộng chân vàn cao sang trồng giống cây này. Nhờ phương pháp ghép mắt, sau một năm, đến nay, vườn ổi sai trĩu quả. Hiện tôi đã bán khoảng 4 tấn quả với giá từ 15 - 20 nghìn đồng/kg, thu được hơn 70 triệu đồng, trong vườn còn khoảng 2 tấn quả nữa”.
Được biết, tới đây, anh Quyết trồng thêm 1 sào ổi và giúp 5 hộ trong thôn mua cây giống, hướng dẫn cách chăm sóc.
Tương tự, dịp này, gia đình anh Vũ Thế Để, thôn Trại Giữa đang tất bật thu hoạch 5 sào ổi chiêm, vụ thứ hai được thu quả. Theo anh Để, từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, anh bán từ 1 - 1,5 tạ/ngày cho thương lái trong huyện. Vụ này, vườn ổi nhà anh ước sẽ thu được 8 tấn quả, cho lãi hơn 100 triệu đồng.
Theo một số hộ dân, đây là giống ổi mới, dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có thể trồng quanh năm. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho quả to cần phải chăm bón từ lúc mới ra hoa. Khi ổi to khoảng 2cm nên dùng túi xốp thưa bọc bên trong và túi nilon bọc kín bên ngoài nhằm hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục quả. Khoảng một tháng sau khi bọc có thể thu hoạch.
Thường, ổi sẽ cho quả gối nhau quanh năm từ tháng 9 đến tháng 5 âm lịch năm sau. Những tháng còn lại là vụ ổi chính nhưng nhà vườn thường bấm ngọn, lộc và hoa để cây dưỡng sức, không ra quả chính vụ.
Ông Nguyễn Thanh Doanh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hải nói: “Hiện nay, toàn xã có 30 hộ trồng ổi lê Đài Loan với tổng diện tích hơn 30 ha. UBND xã đã chọn đây là mô hình điểm, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chăm sóc; đồng thời định hướng cho nông dân chuyển đổi những chân ruộng vàn cao, những cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ổi”.
Có thể bạn quan tâm

Nhận thấy thị trường nguồn cung heo thịt và heo giống tại địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thiếu, ông Văn Đình Quế (thôn Quảng Vinh, xã Sơn Thủy, A Lưới) đã đầu tư mô hình nuôi heo bằng công nghệ mới, mang lại thu nhập khá cho gia đình.

Nhờ mạnh dạn chuyển hướng làm ăn, sau 4 năm bắt tay thử nghiệm mô hình nuôi gà trắng trong trại lạnh, đến nay, anh Lục Văn Tâm (tổ 52, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) khẳng định rằng, việc chuyển hướng làm kinh tế của mình theo mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 27/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL”.

Giá gỗ nguyên liệu tăng từ 1,2 triệu đồng lên 1,4 triệu đồng/tấn, người trồng rừng thu lãi cao. Đầu mùa mưa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Phú Yên đầu tư trồng rừng kinh tế.

Gần 3 tháng vừa qua, chị Phạm Thị Xuân Thủy (thôn K’Long C, xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã sản xuất và tiêu thụ hàng ngàn cây giống cà chua đen ghép cho khách hàng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng với giá bán mỗi cây khoảng 50.000 đồng.