Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu nhờ trồng ổi

Làm giàu nhờ trồng ổi
Ngày đăng: 13/04/2015

Vườn ổi của gia đình anh Phạm Văn Quyết, thôn Cẩm Vũ những ngày này đang cho thu hoạch rộ. Anh cho biết: “Đầu năm 2014, tôi đi tham quan mô hình trồng ổi của người bạn ở tỉnh Hưng Yên thấy rất hiệu quả. Tôi về bàn với vợ chuyển đổi 8 sào ruộng chân vàn cao sang trồng giống cây này. Nhờ phương pháp ghép mắt, sau một năm, đến nay, vườn ổi sai trĩu quả. Hiện tôi đã bán khoảng 4 tấn quả với giá từ 15 - 20 nghìn đồng/kg, thu được hơn 70 triệu đồng, trong vườn còn khoảng 2 tấn quả nữa”.

Được biết, tới đây, anh Quyết trồng thêm 1 sào ổi và giúp 5 hộ trong thôn mua cây giống, hướng dẫn cách chăm sóc.

Tương tự, dịp này, gia đình anh Vũ Thế Để, thôn Trại Giữa đang tất bật thu hoạch 5 sào ổi chiêm, vụ thứ hai được thu quả. Theo anh Để, từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, anh bán từ 1 - 1,5 tạ/ngày cho thương lái trong huyện. Vụ này, vườn ổi nhà anh ước sẽ thu được 8 tấn quả, cho lãi hơn 100 triệu đồng.

Theo một số hộ dân, đây là giống ổi mới, dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có thể trồng quanh năm. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho quả to cần phải chăm bón từ lúc mới ra hoa. Khi ổi to khoảng 2cm nên dùng túi xốp thưa bọc bên trong và túi nilon bọc kín bên ngoài nhằm hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục quả. Khoảng một tháng sau khi bọc có thể thu hoạch.

Thường, ổi sẽ cho quả gối nhau quanh năm từ tháng 9 đến tháng 5 âm lịch năm sau. Những tháng còn lại là vụ ổi chính nhưng nhà vườn thường bấm ngọn, lộc và hoa để cây dưỡng sức, không ra quả chính vụ.

Ông Nguyễn Thanh Doanh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hải nói: “Hiện nay, toàn xã có 30 hộ trồng ổi lê Đài Loan với tổng diện tích hơn 30 ha. UBND xã đã chọn đây là mô hình điểm, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chăm sóc; đồng thời định hướng cho nông dân chuyển đổi những chân ruộng vàn cao, những cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ổi”.


Có thể bạn quan tâm

Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

24/07/2015
Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

24/07/2015
Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

24/07/2015
40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP 40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

24/07/2015
Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

24/07/2015