Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Liên Kết

Làm Giàu Nhờ Liên Kết
Ngày đăng: 18/02/2014

Một trong những khó khăn lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp và cũng là khó khăn của nông dân là tiêu thụ nông sản. Do không có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững, người nông dân hiện đang rất bị thua thiệt bởi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” triền miên.

Để tháo gỡ khó khăn này cho bản thân cũng như bà con nông dân trong cộng đồng, ông Nguyễn Hữu Đoàn - một nông dân chuyên canh rau thương phẩm theo hướng công nghệ cao ở thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm (Đơn Dương - Lâm Đồng) - từ năm 1988 tới nay đã từng bước thực hiện liên kết với các hộ nông dân để sản xuất, thu mua và cung ứng mặt hàng rau sạch cho các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu nông sản trong và ngoài huyện Đơn Dương.

Theo Hội Nông dân huyện Đơn Dương cho biết, xuất thân từ một gia đình nhiều năm làm nghề nông, ông Nguyễn Hữu Đoàn đã là một trong những hộ nông dân đầu tiên ở xứ đạo Lạc Lâm mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chú trọng tới hiệu quả kinh tế từ trước năm 1998.

Để chuyển từ trồng cây lương thực và cây màu sang sản xuất rau thương phẩm, ông đã không quản ngại khó khăn tới những vùng chuyên canh rau - hoa năng suất - chất lượng cao để học hỏi kinh nghiệm sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Một trong những bài học mà ông đúc rút được từ những ngày “tầm sư học đạo” là để tiêu thụ được sản phẩm, người nông dân cần phải đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và sản lượng nông sản của người tiêu thụ bằng chữ tín và bằng các mối liên kết cùng có lợi trong sản xuất - kinh doanh. Vì vậy, ngay từ đầu, ông Đoàn đã cùng gia đình chắt chiu từng đồng vốn thành lập Cơ sở Sản xuất và Kinh doanh nông sản Hữu Đoàn để có tính pháp lý trong mọi giao dịch kinh tế với các đối tác.

Một trong những mối liên kết mà cơ sở này đã thực hiện thành công là đã liên kết chặt chẽ với Tổ hợp tác Sản xuất nông nghiệp Đông Hưng và một số hộ sản xuất rau chất lượng cao trong vùng mở rộng thêm diện tích sản xuất cũng như ngành hàng và mặt hàng rau sạch… để cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu rau như Công ty Asuzac Foods TP Hồ Chí Minh, Công ty Đà Lạt Asuzac Foods, Công ty Nature Foods và Công ty Hoàng Long Gia…

Có thị trường ổn định và lâu dài, bình quân mỗi năm Cơ sở SX-KD nông sản Hữu Đoàn đã tiêu thụ cho nông dân và cung ứng cho các đanh nghiệp trên từ 40-50 tấn rau thương phẩm các loại như hành tây, pó xôi, bắp sú…

Ngoài việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân, ông Nguyễn Hữu Đoàn còn tổ chức sản xuất cây rau giống các loại để cung ứng cho bà con trồng rau trong vùng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng khu vực canh tác.

Với mô hình liên kết này, bình quân mỗi năm gia đình ông Nguyễn Hữu Đoàn đã có doanh thu 3,5 tỷ đồng trên diện tích 2 ha đất nông nghiệp, sau khi trừ chi phí đầu tư còn cho lãi ròng khoảng 0,8 tỷ đồng, bình quân thu nhập của gia đình đạt trên 160 triệu đồng/người/năm; riêng năm 2013 vừa qua ông đã có doanh thu 4,5 tỷ đồng và trở thành 1 trong 52 hộ nông dân SX-KD giỏi tiêu biểu của toàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2013.

Không tự mãn với những thành công đã đạt được, hiện nay ông Nguyễn Hữu Đoàn cũng như Cơ sở Sản xuất và Kinh doanh nông sản Hữu Đoàn vẫn đang tuân thủ đúng phương châm “Sản xuất phải bảo đảm chất lượng, tạo được thương hiệu và mở rộng thị trường gắn với bảo vệ môi trường”.

Kinh nghiệm mà ông đã đúc kết được trong việc mở rộng sản xuất - tiêu thụ nông sản sạch là “Luôn giữ chữ tín trong sản xuất - kinh doanh để tạo lập mối quan hệ lâu dài với các đối tác. Cần biết liên kết để cùng phát triển”…


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An) Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An)

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

09/05/2013
Vì Sao Tiêm Phòng Cho Đàn Vật Nuôi Vụ Xuân Tỷ Lệ Đạt Thấp? Vì Sao Tiêm Phòng Cho Đàn Vật Nuôi Vụ Xuân Tỷ Lệ Đạt Thấp?

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.

28/07/2013
Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam) Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam)

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.

19/07/2013
Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông

Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi…

28/07/2013
Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

19/07/2013