Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giá Đỗ, Lãi Gần 2 Triệu Đồng/ngày

Làm Giá Đỗ, Lãi Gần 2 Triệu Đồng/ngày
Ngày đăng: 17/09/2014

Anh Nguyễn Pho (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho biết, ngày đầu lập nghiệp làm giá đỗ chỉ với bàn tay trắng, anh tìm tòi học cách làm.

Học xong, anh vận dụng kiến thức và mạnh dạn vay vốn làm thử 10 bi (ống) giá đỗ. Thấy giá đỗ tiêu thụ mạnh, anh đã đầu tư làm thêm, đến nay có 30 bi giá đỗ sạch, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động.

Hiện mỗi ngày anh Pho xuất bán ra chợ khoảng 300kg giá đỗ, với giá bán 8.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng. Mỗi bi cho ra thành phẩm từ 30 – 35kg, chi phí đầu tư gần 150.000 đồng/bi, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch gần 6 ngày.

Anh Pho cho biết, quan trọng nhất là chọn giống tốt, cát sạch, nguồn nước sạch, không dùng các chất kích thích trong khi ngâm và tưới.

Nguồn giá sạch anh cung cấp quanh năm cho các đầu mối trên địa bàn, nhu cầu tiêu thụ khá mạnh nên anh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này. Các năm trước đây, giá bán chỉ dao động 5.000 – 6.000 đồng/kg, riêng năm nay giá 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Hiệp cho hay, sản xuất giá đỗ có đầu ra ổn định, chi phí đầu tư thấp.

Thời gian qua Hội Nông dân phường đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn làm rau mầm cho 35 học viên, đồng thời phối hợp ngân hàng cho các hộ vay vốn để đầu tư làm giá đỗ sạch. Nghề làm giá sạch đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, với thu nhập ổn định.

Theo thống kê của Hội Nông dân phường Ninh Hiệp, nghề làm giá ban đầu chỉ có khoảng 6- 7 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nay đã có trên 11 hộ chuyên làm giá sạch trong bi.


Có thể bạn quan tâm

Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa

Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

23/06/2015
Chuyển lúa trồng bắp Chuyển lúa trồng bắp

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

23/06/2015
Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

23/06/2015
Phước Sơn chống hạn Phước Sơn chống hạn

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

23/06/2015
Hợp tác sản xuất theo hướng hàng hóa Hợp tác sản xuất theo hướng hàng hóa

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

23/06/2015