Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm
Ngày đăng: 30/01/2015

Cá chạch bùn (tên khoa học: Misgurnus anguillicaudatus), có nhiều ưu điểm như: tăng trọng nhanh; chu kỳ nuôi ngắn (3 - 4 tháng/lứa); sức đề kháng cao; không xuất hiện bệnh tật; thịt cá thơm, ngon, bổ dưỡng; giá bán cao; thị trường tiêu thụ thuận lợi.

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.
Mô hình được triển khai từ nguồn vốn khoa học – công nghệ của huyện; thực hiện tại 2 hộ trên địa bàn thị trấn Madaguôi, huyện Đạ Huoai (hộ ông Vũ Đức Biệc - tổ dân phố 2 và hộ ông Trần Minh Ngọc - tổ dân phố 10), với quy mô 200 m2/hộ; số lượng con giống thả nuôi 9.000 con/điểm 200 m2. Kích cỡ con giống thả nuôi khoảng 2 gram/con. Sử dụng thức ăn công nghiệp của cá chạch bùn có hàm lượng đạm từ 30 - 35%.
Sau 3,5 tháng nuôi (từ tháng 8 - 11/2014), cá đạt trọng lượng trung bình 35 gram/con (28 - 30 con/kg) tương ứng tốc độ tăng trọng 9,14 gram/con/tháng. Tỷ lệ nuôi sống đạt 89% (lượng cá giống thất thoát không phải do bị bệnh mà chủ yếu là do vận chuyển đường xa cá bị chết và bị chim cò ăn trong quá trình nuôi).
Sản lượng cá thu hoạch đạt 280 kg/200m2, giá bán sỉ 145.000 đồng/kg, doanh thu 40,6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí 24,93 triệu đồng (gồm mua giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y thủy sản...), nông dân thu lãi 15,67 triệu đồng/200m2/3,5 tháng nuôi (chưa trừ chi phí công lao động).
Ngày 22/11/2014, Trung tâm Nông nghiệp Đạ Huoai tổ chức mời nông dân tham dự hội thảo, trực tiếp nghe nông hộ thực hiện mô hình báo cáo hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá chạch bùn. Đến nay, ngoài 2 hộ thực hiện mô hình tiếp tục nuôi chu kỳ mới, thì đã có thêm 2 hộ chủ động đầu tư, nhân rộng mô hình. Hiện nay, cá đang sinh trưởng, phát triển rất tốt, tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh, hứa hẹn sẽ có một vụ nuôi cá mới cho lợi nhuận cao.
Cá chạch bùn còn được gọi là cá chạch sụn vì khi cá đạt trọng lượng 30 - 40con/kg thì toàn bộ xương cá (kể cả xương đầu và xương sống) được chuyển hóa thành sụn nên được nhiều người ưa chuộng, có thể sử dụng làm thực phẩm cho cả người già và trẻ nhỏ. Cá có nguồn gốc từ Đài Loan được đưa về Việt Nam nhân giống, những năm qua được nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nhiều bà con nông dân đang đầu tư sản xuất con giống và nuôi cá thịt thương phẩm hướng tới xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Lươn Lãi Lớn Mô Hình Nuôi Lươn Lãi Lớn

Nông dân nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang rất phấn khởi khi thu hoạch, bởi lươn tăng giá.

24/05/2014
Quảng Bình Hướng Tới Mô Hình Sản Xuất Gà Sạch Khép Kín Quảng Bình Hướng Tới Mô Hình Sản Xuất Gà Sạch Khép Kín

Bấy lâu nay, bà con nông dân và người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình đã quen thuộc với khái niệm về thực phẩm xanh, sạch, như: rau sạch, nấm sạch… Duy chỉ có “gà sạch” là vẫn còn khá lạ lẫm và ít người quan tâm đến.

24/05/2014
Phục Tráng Và Bảo Tồn Giống Lúa Quý Của Bắc Ninh Phục Tráng Và Bảo Tồn Giống Lúa Quý Của Bắc Ninh

Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

07/05/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Bắp Lai Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Bắp Lai

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.

07/05/2014
Quảng Nam Hướng Tới Cây Màu Trong Chiến Lược Chuyển Đổi Tiết Kiệm Nước Quảng Nam Hướng Tới Cây Màu Trong Chiến Lược Chuyển Đổi Tiết Kiệm Nước

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.

24/05/2014