Lâm Đồng Sản Xuất Cà Phê 3 Phải, 3 Giảm, 3 Tăng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) cho biết, tuy đã được nông dân và các doanh nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất theo hướng bền vững theo các tiêu chuẩn 4C, Utz… với diện tích khoảng 40.000m2, nhưng năng suất cà phê bình quân cũng như chất lượng cà phê của tỉnh hiện vẫn còn rất thấp so với tiềm năng.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà phê - loại cây hiện chiếm tới 44% giá trị sản xuất hàng năm của toàn ngành nông nghiệp tỉnh - cùng với thực hiện Chương trình Tái canh cà phê, việc áp dụng biện pháp “3 phải, 3 giảm, 3 tăng” (3 phải: phải sử dụng giống cà phê có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh; phải trồng cây che bóng cho cà phê; phải thu hoạch khi quả đúng độ chín; 3 giảm: giảm phân bón, giảm nước tưới và giảm thuốc bảo vệ thực vật; 3 tăng: tăng chất lượng, tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê) vào thâm canh cà phê cần được các địa phương quan tâm hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, lão nông Trần Văn Thật xuất bán trên vài trăm con lợn thịt, thu về hơn trăm triệu đồng bởi ông rất am hiểu về kỹ thuật chăn nuôi

Bằng chế phẩm vi sinh do chính tay mình sản xuất, cả 14 ao tôm của ông Võ Thanh Vân đều thành công thu hoạch 65,5 tấn, lợi nhuận 3 tỷ 965 triệu đồng

Ông Võ Văn Đông trồng rất nhiều loại cây trái đặc sản, đáng kể nhất vẫn là 15 công với 1.000 cây mít Thái này, mỗi năm ông Đông thu lãi nửa tỷ đồng.

Từ đôi bàn tay trắng nhưng nhờ cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất mà giờ đây anh Võ Văn Che đã vươn lên thành tỷ phú trên đất rừng U Minh hạ

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.