Làm Chủ Quy Trình Nuôi Cá Tầm Tại Cao Bằng

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.
Sau hai năm triển khai thực hiện, các nhà khoa học tham gia đề tài đã làm chủ quy trình nuôi cá tầm. Đề tài đã lắp đặt được năm bể nuôi cá tầm thương phẩm tại Cao Bằng theo đúng thiết kế. Tập huấn về kỹ thuật vận hành hệ thống cấp thoát nước bể nuôi, kỹ thuật nuôi cá tầm si-bê-ri thương phẩm, các biện pháp làm sạch môi trường, quản lý sức khỏe cá nuôi. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm si-bê-ri trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng...
Kết quả nghiên cứu cho thấy Cao Bằng là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển nuôi cá tầm với các điều kiện tự nhiên ưu đãi về nguồn nước lạnh phong phú. Thành công của đề tài góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Biến đổi khí hậu làm tăng 50% số các cơn giông sét
Giông sét là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm có thể gây chết người, và biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng 50% số các cơn giông sét từ nay tới cuối thế kỷ 21. Đây là cảnh báo đáng lo ngại của các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong công trình nghiên cứu công bố trên Tạp chí Sciencesố ra ngày 13-11. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy trái đất càng nóng lên càng xảy ra nhiều cơn giông sét. Cụ thể, nguy cơ xảy ra các vụ sét đánh tăng 12% khi nhiệt độ tăng 1 độ C. Như vậy, đến năm 2100, khi nhiệt độ tăng khoảng 4 độ C, nguy cơ này tăng lên tới 50%.
Biết nhiều ngôn ngữ giúp não bộ nhanh nhạy hơn
Những người nói thành thạo nhiều hơn một ngôn ngữ thường xử lý thông tin dễ dàng hơn so với những người chỉ biết một ngoại ngữ.
Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san "Brain and Language"(Ngôn ngữ và Não bộ) ngày 12-11. Để đưa ra kết luận nói trên, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nortwestern đã thực hiện nghiên cứu với một nhóm 35 tình nguyện viên, trong đó có 17 người có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và 18 người chỉ nói tiếng Anh. Các tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện những bài tập nhận dạng từ ngữ.
Bằng cách theo dõi hoạt động của não bộ trong khi họ làm việc này thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng, nhóm nghiên cứu nhận thấy não bộ của những người nói một thứ tiếng phải làm việc nhiều hơn, cần lưu lượng máu và lượng ô-xy cao hơn so với nhóm song ngữ. Từ đó nghiên cứu chỉ ra não bộ song ngữ luôn trong trạng thái sẵn sàng với kho từ vựng giàu có, vì vậy khả năng xử lý và chọn lọc ngôn ngữ cũng như huy động các hoạt động thần kinh cũng hiệu quả hơn.
Nhóm nghiên cứu giải thích rằng đó là vì não bộ song ngữ được luyện tập thường xuyên, liên tục lựa chọn ngôn ngữ nào thì sử dụng và ngôn ngữ nào thì bỏ qua, từ đó nâng cao khả năng nhận thức. Trong nhóm các nhà khoa học này cũng đã phát hiện những trẻ thành thạo hai ngôn ngữ ít bị xao nhãng bởi những tiếng ồn trong lớp học.
Nguồn bài viết: http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/24901602-lam-chu-quy-trinh-nuoi-ca-tam-tai-cao-bang.html
Có thể bạn quan tâm

Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.

Trong 96 mô hình ứng dụng sản xuất được triển khai trong năm 2013 ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) thì có 49 mô hình đầu tư nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 227 con giống, trong đó, chủ yếu dành cho hộ nghèo và cận nghèo.

Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, đặc biệt là các loài cá nước lạnh, thủy đặc sản do nguồn nước dồi dào, chưa bị ô nhiễm. Những năm qua, phát triển thủy sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Mơ ước trở thành kỹ sư công trình thủy lợi, nhưng khi “giấc mơ” trở thành hiện thực với 5 năm kinh nghiệm và công việc ổn định ở thủ đô, Thái Đình Hải lại “bỗng nhiên” từ bỏ tất cả, trở về quê nuôi lợn. Câu chuyện về chàng trai trẻ “ngược đời” này đang chuẩn bị đi đến hồi... kết thúc có hậu.

Sau 2 năm dài tôm bị dịch bệnh bùng phát làm chết tràn lan khiến hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL trắng tay, gần đây tôm nuôi “được mùa, được giá”, tạo nên không khí sôi động trên các cánh đồng tôm…