Kiểm Soát Môi Trường Nuôi Thủy Sản Mùa Nắng Nóng

Cuối tháng 4 vừa qua, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã kiểm tra 15 mẫu nước tại các vùng nuôi thủy sản trong địa bàn.
Kết quả cho thấy, hầu hết chất lượng nước tại các vùng nuôi không tốt. Nhiều chỉ số đánh giá về ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh vượt ngưỡng cho phép. Ô nhiễm vi sinh tại các vùng nuôi ở đầm Ô Loan, hạ lưu sông Bàn Thạch cũng có nguy cơ bùng phát vào mùa nắng nóng.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi cần chủ động nguồn nước cấp và chống nóng cho các ao nuôi; kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn và tuyệt đối không cho ăn thừa; cho ăn bổ sung men tiêu hóa và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Đồng thời, nên dành 20% diện tích ao nuôi để xử lý nước trước khi bơm vào ao đìa; nuôi ghép các loài thủy sản để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trong quá trình nuôi. Những diện tích nuôi tôm bị bệnh cần tiêu hủy hoặc chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, có một loài cá chạch được phát triển nuôi ở nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm nổi bật của loài cá chạch này là có xương mềm (xương sụn).

Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.

Với đặc thù 2/3 dân di cư từ nơi khác đến, nguyên nhân đói nghèo ở Mường Nhé một phần do người dân thiếu tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu, người dân chưa thực sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo...

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.

Sau gần 3 tháng, hành tím Lý Sơn xuống giống hồi tháng giêng nay đã cho thu hoạch. Hành vụ này hầu hết là được mùa, được giá, nhưng nông dân đất đảo vẫn kém vui.