Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Ăn Lớn Từ Vốn Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân

Làm Ăn Lớn Từ Vốn Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân
Ngày đăng: 28/04/2014

Với 200 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội đầu tư, các hộ trồng thanh long ruột đỏ xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã có thêm nguồn lực để sản xuất hàng hóa.

Dự án Trồng thanh long ruột đỏ do T.Ư Hội NDVN phối hợp với Hội nông dân (ND) Ninh Bình thực hiện ở xã Yên Lộc. 11 hộ được vay (mỗi hộ 10 – 20 triệu đồng), trong 36 tháng, lãi suất 0,65%.

Làm giàu không còn là xa vời

Là người đầu tiên trong xã trồng thanh long ruột đỏ, ông Nguyễn Xuân Lai, xóm 7, chia sẻ: “Tôi là thương binh 2/4. Gia đình tôi có 6 sào đất vườn, chủ yếu trồng màu. Trồng thanh long ruột đỏ không giàu nhanh như trồng màu, nhưng cho thu nhập ổn định.

Tôi đã trồng 80 trụ loại thanh long này được hơn 3 năm, thấy thu nhập khá, tôi định chuyển hết diện tích trồng màu sang trồng thanh long ruột đỏ, nhưng ngặt nỗi lại thiếu vốn. Được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng, tôi đầu tư 100 trụ thanh long ruột đỏ”.

Cách nhà ông Lai không xa là vườn thanh long của ông Nguyễn Văn Thanh. Ông Thanh chia sẻ: “Bà nhà tôi mất đã nhiều năm nay, một mình tôi làm 6 sào vườn màu nuôi 4 đứa con. Làm màu có thu nhập nhưng vất vả. Ở tuổi lục tuần này, tôi thấy mình không còn đủ sức khỏe để làm màu mãi.

Đang loay hoay tìm hướng đi mới thì Hội ND xã khuyến khích trồng thanh long ruột đỏ. Được tập huấn kỹ thuật lại được vay vốn Quỹ HTND, tôi tin làm giàu từ thanh long ruột đỏ không phải chuyện xa vời”. Hiện, thanh long còn nhỏ, ông Thanh trồng xen rau màu để lấy ngắn nuôi dài.

Theo ông Lai, để có 1 trụ thanh long cần đầu tư 200.000 đồng. Trồng 1 năm, thanh long cho quả, thu nhiều đợt trong năm, đến năm thứ 3 năng suất tăng gấp 3 lần năm thứ nhất và bắt đầu ổn định với 20 – 30kg/trụ. Với giá thanh long trên thị trường hiện nay từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu 1-1,2 triệu đồng/trụ. Ngoài ra, từ năm thứ 3 có thể cắt cành bán giống với giá 10.000 – 15.000 đồng/cành.

Giám sát chặt việc sử dụng vốn

Anh Mai Văn Dũng – Chủ tịch Hội ND xã Yên Lộc cho biết: “Trước khi giao vốn, các hộ ND được tập huấn kỹ thuật trồng thanh long. Năm nào, Hội ND xã phối hợp với Hội ND huyện Kim Sơn và Phòng Nông nghiệp huyện mở 2-3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn kỹ thuật làm trụ, trồng, chăm sóc thanh long đúng kỹ thuật”.

"Được tập huấn kỹ thuật, được vay vốn Quỹ HTND, tôi tin chuyện làm giàu từ thanh long ruột đỏ không phải xa vời”.

Ông Nguyễn Văn Thanh

Ông Mai Văn Dũng thông tin thêm: Ngay sau khi nhận được nguồn vốn ủy thác của T.Ư, Hội ND xã tiến hành bình xét công khai, ưu tiên những hộ thực sự cần vốn, có hoàn cảnh khó khăn, chí thú làm ăn để hỗ trợ. Đồng thời, Hội ND xã thành lập Ban điều hành Quỹ HTND, giám sát việc giải ngân cho các hộ ND, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích.

Ông Phạm Tuấn Dũng – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Kim Sơn nhận xét: Nguồn vốn Quỹ HTND không chỉ giúp ND tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, mà còn tận dụng tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.

“Từ thành công của 11 hộ vay, đến nay toàn xã có thêm 70 hộ trồng thanh long ruột đỏ. Thời gian tới, Hội ND xã sẽ thành lập CLB Trồng thanh long ruột đỏ để giúp ND làm giàu”- ông Phạm Tuấn Dũng thông tin.


Có thể bạn quan tâm

Bỏ Việc Thầu Ruộng Hoang Trồng Rau Sạch Bỏ Việc Thầu Ruộng Hoang Trồng Rau Sạch

Khổ sở với đồng lương ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang, không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau sạch bán kiếm sống.

30/04/2014
Lão Nông Đam Mê Cây Gốc Ghép Lão Nông Đam Mê Cây Gốc Ghép

Là một nông dân “chính hiệu”, quanh năm gắn chặt với ruộng đồng, khi đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn trăn trở với niềm đam mê cây gốc ghép, mong muốn tạo ra những cây giống có chất lượng, phục vụ bà con nông dân. Ông là Nguyễn Văn Ngãi – thôn Nhật Chiêu 7, xã Liên Châu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc).

12/05/2014
Giá Ngao Giảm Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó Giá Ngao Giảm Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...

13/05/2014
Bao Giờ Rau, Quả, Trái Cây Được Như Gạo? Bao Giờ Rau, Quả, Trái Cây Được Như Gạo?

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự kiến, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau năm 2014 sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng nếu chúng ta biết khai thác tốt nguồn lợi từ mặt hàng này.

13/05/2014
Virut Gây Bệnh Đốm Trắng Đe Dọa Các Trại Nuôi Tôm Ở Philippines Virut Gây Bệnh Đốm Trắng Đe Dọa Các Trại Nuôi Tôm Ở Philippines

Cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR) được kêu gọi cần phải điều tra và tiêu diệt virut gây bệnh đốm trắng (WSSV) đang lan rộng ở các trại nuôi tôm tại nhiều khu vực của nước này.

01/05/2014