Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Ăn Lớn Từ Vốn Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân

Làm Ăn Lớn Từ Vốn Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân
Ngày đăng: 28/04/2014

Với 200 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội đầu tư, các hộ trồng thanh long ruột đỏ xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã có thêm nguồn lực để sản xuất hàng hóa.

Dự án Trồng thanh long ruột đỏ do T.Ư Hội NDVN phối hợp với Hội nông dân (ND) Ninh Bình thực hiện ở xã Yên Lộc. 11 hộ được vay (mỗi hộ 10 – 20 triệu đồng), trong 36 tháng, lãi suất 0,65%.

Làm giàu không còn là xa vời

Là người đầu tiên trong xã trồng thanh long ruột đỏ, ông Nguyễn Xuân Lai, xóm 7, chia sẻ: “Tôi là thương binh 2/4. Gia đình tôi có 6 sào đất vườn, chủ yếu trồng màu. Trồng thanh long ruột đỏ không giàu nhanh như trồng màu, nhưng cho thu nhập ổn định.

Tôi đã trồng 80 trụ loại thanh long này được hơn 3 năm, thấy thu nhập khá, tôi định chuyển hết diện tích trồng màu sang trồng thanh long ruột đỏ, nhưng ngặt nỗi lại thiếu vốn. Được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng, tôi đầu tư 100 trụ thanh long ruột đỏ”.

Cách nhà ông Lai không xa là vườn thanh long của ông Nguyễn Văn Thanh. Ông Thanh chia sẻ: “Bà nhà tôi mất đã nhiều năm nay, một mình tôi làm 6 sào vườn màu nuôi 4 đứa con. Làm màu có thu nhập nhưng vất vả. Ở tuổi lục tuần này, tôi thấy mình không còn đủ sức khỏe để làm màu mãi.

Đang loay hoay tìm hướng đi mới thì Hội ND xã khuyến khích trồng thanh long ruột đỏ. Được tập huấn kỹ thuật lại được vay vốn Quỹ HTND, tôi tin làm giàu từ thanh long ruột đỏ không phải chuyện xa vời”. Hiện, thanh long còn nhỏ, ông Thanh trồng xen rau màu để lấy ngắn nuôi dài.

Theo ông Lai, để có 1 trụ thanh long cần đầu tư 200.000 đồng. Trồng 1 năm, thanh long cho quả, thu nhiều đợt trong năm, đến năm thứ 3 năng suất tăng gấp 3 lần năm thứ nhất và bắt đầu ổn định với 20 – 30kg/trụ. Với giá thanh long trên thị trường hiện nay từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu 1-1,2 triệu đồng/trụ. Ngoài ra, từ năm thứ 3 có thể cắt cành bán giống với giá 10.000 – 15.000 đồng/cành.

Giám sát chặt việc sử dụng vốn

Anh Mai Văn Dũng – Chủ tịch Hội ND xã Yên Lộc cho biết: “Trước khi giao vốn, các hộ ND được tập huấn kỹ thuật trồng thanh long. Năm nào, Hội ND xã phối hợp với Hội ND huyện Kim Sơn và Phòng Nông nghiệp huyện mở 2-3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn kỹ thuật làm trụ, trồng, chăm sóc thanh long đúng kỹ thuật”.

"Được tập huấn kỹ thuật, được vay vốn Quỹ HTND, tôi tin chuyện làm giàu từ thanh long ruột đỏ không phải xa vời”.

Ông Nguyễn Văn Thanh

Ông Mai Văn Dũng thông tin thêm: Ngay sau khi nhận được nguồn vốn ủy thác của T.Ư, Hội ND xã tiến hành bình xét công khai, ưu tiên những hộ thực sự cần vốn, có hoàn cảnh khó khăn, chí thú làm ăn để hỗ trợ. Đồng thời, Hội ND xã thành lập Ban điều hành Quỹ HTND, giám sát việc giải ngân cho các hộ ND, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích.

Ông Phạm Tuấn Dũng – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Kim Sơn nhận xét: Nguồn vốn Quỹ HTND không chỉ giúp ND tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, mà còn tận dụng tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.

“Từ thành công của 11 hộ vay, đến nay toàn xã có thêm 70 hộ trồng thanh long ruột đỏ. Thời gian tới, Hội ND xã sẽ thành lập CLB Trồng thanh long ruột đỏ để giúp ND làm giàu”- ông Phạm Tuấn Dũng thông tin.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Da Giày Hấp Dẫn Các Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Ngành Da Giày Hấp Dẫn Các Nhà Đầu Tư Nước Ngoài

Ngày 10-11, tại TP.HCM, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam phối hợp với Hiệp hội bán lẻ giày Hoa Kì (FDRA) tổ chức hội nghị “Nâng cao năng lực kinh doanh, xuất khẩu của các DN da giày Việt Nam”.

11/11/2014
Quý III - 2014 Thu Hoạch 4.436 Tấn Thủy Sản Nuôi Trồng Các Loại Quý III - 2014 Thu Hoạch 4.436 Tấn Thủy Sản Nuôi Trồng Các Loại

Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT), năm 2014 tình hình nuôi trồng thủy sản của các địa phương trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều thuận lợi. Tổng diện tích nuôi trong toàn tỉnh: 7,852ha. Trong quý III, vụ nuôi chính trong năm, các địa phương đã thả nuôi trên diện tích 6.434ha.

09/11/2014
Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch

Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

09/11/2014
Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.

11/11/2014
Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.

09/11/2014