Làm Ăn Lớn Trong Nông Nghiệp

Vụ lúa đông xuân 2013 - 2014, ĐBSCL đã mở rộng diện tích “Cánh đồng lớn” lên trên 100.000 héc-ta, tăng 34.000 héc-ta so vụ đông xuân trước, tập trung nhiều nhất tại An Giang và Cần Thơ. “Cánh đồng lớn”, một mô hình sản xuất theo hướng tập trung với sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, đang dần khẳng định hiệu quả thiết thực.
Với việc triển khai thí điểm ở nhiều địa phương cho thấy, khi tham gia mô hình này, đời sống người trồng lúa có những thay đổi rõ rệt. Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, mô hình đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên khấm khá.
Ngay trong thời điểm lúa rớt giá từ đầu vụ, nông dân tham gia “Cánh đồng lớn” vẫn cảm thấy an tâm. Một nông dân ở xã Vĩnh Bình (Châu Thành) cho biết, qua mô hình này, chuỗi giá trị được nâng cao, tạo cho hạt gạo có giá trị nhiều hơn, nông dân cũng được lợi nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc triển khai “Cánh đồng lớn” vẫn có những bất cập nhất định. Tại một số địa phương như: Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ… có thời điểm lúa rớt giá, doanh nghiệp không chịu thu mua hết sản phẩm của nông dân. Lại có trường hợp khi giá lúa lên, nông dân “bẻ kèo” bán ra bên ngoài, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Mặt khác, ở nhiều nơi, do nông dân sản xuất nhỏ, chưa quen liên kết, diện tích đất mỗi hộ ít, trình độ không đồng đều nên khả năng đầu tư, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật hạn chế, ghi chép nhật ký đồng ruộng chưa quen, vay vốn cũng còn khó khăn…
Những trường hợp trên không nhiều so với hiệu quả mà “Cánh đồng lớn” mang lại. Mô hình này giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, tiến tới xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam trong khi lợi nhuận của nông dân vẫn đảm bảo.
Điều quan trọng hơn, “Cánh đồng lớn” giúp nông dân và doanh nghiệp gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, minh bạch và đảm bảo hài hòa lợi ích. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư nhiều hơn, tăng cường thêm sự hỗ trợ về quy hoạch, tín dụng, chính sách ưu đãi… nhằm nhân rộng mô hình hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-6, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh chổi rồng trên nhãn diễn biến rất phức tạp.

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua

Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn hiện nay rất lớn. Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn chính sách chiến lược thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - ISARD, chẳng hạn như ở thị trường Hà Nội, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của riêng khu vực nội thành đã lên tới 1.500 tấn/ngày. Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... lượng rau xanh cũng không đủ tiêu dùng.

Về xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Trần Văn Tám. Sinh ra trong một gia đình nghèo nên anh Tám luôn khao khát có cuộc sống khấm khá để "bằng bạn bè". Năm 1988 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Cam-pu-chia trở về, anh lập gia ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, gia đình cho anh 1,2 ha đất ở ấp 3, xã Tân Lập I, huyện Tân Phước.

Sau khi thực hiện thành công đề tài khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)”, nhóm tác giả do Thạc sĩ Nguyễn Địch Thanh (Khoa Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm đang hoàn thành quy trình sản xuất giống và tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân