Lãi trăm triệu từ trồng thanh long ruột đỏ

Hiện nay, từ trồng thanh long ruột đỏ và chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng.
Anh Đinh Thanh Quỳnh chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ.
Từ 1,2 mẫu ruộng chua trũng chuyển đổi, anh Quỳnh đã mạnh dạn đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, gia đình anh đã trồng được 500 trụ thanh long ruột đỏ, bình quân mỗi năm cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn quả.
Ngoài ra, anh còn trồng 70 cây nhãn muộn Hưng Yên và đầu tư xây dựng 250m2 chuồng trại kiên cố để nuôi lợn nái, bò, gà thương phẩm và vịt đẻ.
Theo anh Quỳnh, thanh long là một trong những cây dễ trồng và dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều chất đất.
Muốn có năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng phải nắm vững kỹ thuật.
Về thời vụ, thanh long có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
Trong quá trình chăm sóc, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán.
Trụ có kích thước dài 1,8m, cạnh vuông, bề mặt 13cm.
Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, mỗi năm bón thành 2 đợt: bón thúc mầm và bón thúc quả.
Thanh long ruột đỏ trông rất đẹp mắt, giàu hàm lượng vitamin nên được nhiều người ưa chuộng.
So với các loại cây trồng khác, thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thanh long ruột đỏ là cây trồng lâu năm, khoảng 10 đến 15 năm sau mới phải trồng lại, là giống cây không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước.
Đặc biệt, sau khi trồng một năm, thanh long đã cho quả với nhiều đợt trong năm.
Từ năm thứ hai trở đi, năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất, đến năm thứ ba sẽ gấp 3 lần và bắt đầu ổn định về năng suất.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Đinh Thanh Quỳnh đã mở hướng lựa chọn mới cho nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Không những làm kinh tế giỏi, anh còn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với những hộ trồng thanh long ruột đỏ trong và ngoài xã về phương pháp chọn giống, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đã trở nên khấm khá, nhờ có thu nhập cao từ sản xuất ngô thương phẩm. Mỗi năm, với 1 ha ngô, trừ mọi chi phí, người trồng có lãi từ 40-50 triệu đồng. Từ sản xuất ngô, cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hai năm trở lại đây, việc khai thác ngao giống trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đưa vào ương nuôi đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn với người nuôi trồng thủy hải sản tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, TT-Huế.

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.

Bốn doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gồm: Công ty Phạm Tôn, San Hà, Ba Huân và Công ty Phát triển nông nghiệp Thanh niên Xung phong đã chính thức bắt đầu thu mua tạm trữ sản phẩm gia cầm.