Lãi trăm triệu từ trồng thanh long ruột đỏ

Hiện nay, từ trồng thanh long ruột đỏ và chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng.
Anh Đinh Thanh Quỳnh chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ.
Từ 1,2 mẫu ruộng chua trũng chuyển đổi, anh Quỳnh đã mạnh dạn đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, gia đình anh đã trồng được 500 trụ thanh long ruột đỏ, bình quân mỗi năm cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn quả.
Ngoài ra, anh còn trồng 70 cây nhãn muộn Hưng Yên và đầu tư xây dựng 250m2 chuồng trại kiên cố để nuôi lợn nái, bò, gà thương phẩm và vịt đẻ.
Theo anh Quỳnh, thanh long là một trong những cây dễ trồng và dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều chất đất.
Muốn có năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng phải nắm vững kỹ thuật.
Về thời vụ, thanh long có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
Trong quá trình chăm sóc, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán.
Trụ có kích thước dài 1,8m, cạnh vuông, bề mặt 13cm.
Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, mỗi năm bón thành 2 đợt: bón thúc mầm và bón thúc quả.
Thanh long ruột đỏ trông rất đẹp mắt, giàu hàm lượng vitamin nên được nhiều người ưa chuộng.
So với các loại cây trồng khác, thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thanh long ruột đỏ là cây trồng lâu năm, khoảng 10 đến 15 năm sau mới phải trồng lại, là giống cây không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước.
Đặc biệt, sau khi trồng một năm, thanh long đã cho quả với nhiều đợt trong năm.
Từ năm thứ hai trở đi, năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất, đến năm thứ ba sẽ gấp 3 lần và bắt đầu ổn định về năng suất.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Đinh Thanh Quỳnh đã mở hướng lựa chọn mới cho nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Không những làm kinh tế giỏi, anh còn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với những hộ trồng thanh long ruột đỏ trong và ngoài xã về phương pháp chọn giống, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nuôi khoảng 376.000 con heo, 25.500 con trâu bò và 31.000 con dê cừu. Để bảo vệ an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thú y phối hợp các địa phương triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng (LMLM) gia súc, dịch tả heo năm 2015 trên địa bàn tỉnh.

Cứ đến mùa, hàng ngàn hộ nuôi ong ở Đắk Lắk lại tất bật ngược xuôi khắp các tỉnh thành để mang ong đi đánh mật. Họ mải miết bay theo cánh ong, lấy trời đất, bốn bể là nhà, cuộc sống lênh đênh như những gã du mục.

Qua khảo sát thực tế cho thấy những năm gần đây, các gia đình, trang trại chăn nuôi đang có xu hướng sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nhiều năm nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Không “cờ giong trống mở”, song các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng triệu USD để xây dựng mới và mở rộng chăn nuôi theo quy trình khép kín.

Ngoài việc tránh hạn thành công, việc chuyển sang trồng rau quả còn mang lại cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên bị thiệt hại nặng bởi hạn hán, thì tại huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc, nông dân đã tránh hạn thành công nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang trồng những loại hoa màu phù hợp.