Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lai Tạo Đàn Bò

Lai Tạo Đàn Bò
Ngày đăng: 04/09/2014

Những năm qua, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Điện Bàn đã triển khai cung ứng các loại tinh bò nhằm đẩy mạnh chương trình cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò. 

Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.

Lão nông Nguyễn Tấn Hùng, trú thôn Thi Phương, xã Điện Phong chia sẻ, các giống bò lai nhóm máu ngoại nếu được chăm sóc đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng có khả năng tăng trọng từ 8 lạng đến 1kg/con/ngày. Chỉ cần một năm nuôi dưỡng, bò đạt trọng lượng trên 250kg/con trở lên.

Với giá cả như hiện nay, mỗi con bò thu về 30 - 50 triệu đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, người chăn nuôi lãi trên 20 triệu đồng.   

Nhận thấy áp dụng phương pháp truyền tinh nhân tạo cho đàn bò đạt hiệu quả cao, đến nay, nó đã nhanh chóng lan tỏa rộng khắp đến các xã vùng đông của huyện. Lão nông Võ Văn Khương, ở thôn Tứ Hà của xã Điện Ngọc cho biết, gia đình ông đang nuôi 2 bò nái giống bò vàng Việt Nam. 

Trong đó, một con được phối tinh nhân tạo từ giống bò nhóm máu ngoại Droughmaster và một con cho nhảy trực tiếp với giống bò ở địa phương. Sau khi đẻ, con bê lai giống máu bò Droughmaster mới 2 tháng tuổi đã cân nặng được 90kg, còn con bê nhảy trực tiếp nuôi 3 tháng tuổi nhưng chỉ cân nặng 77kg.

Theo ông Phạm Thành Chung, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm Điện Bàn, hàng năm, đơn vị đã cung cấp 3.500 - 4.000 liều tinh nhóm máu ngoại chất lượng cao cho các hộ chăn nuôi. Riêng 8 tháng đầu năm nay, số tinh bò nhóm máu ngoại được trạm điều phối trên 2.000 liều.

Kết quả thực tế mang lại góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy nhanh chóng chương trình cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò cả về chất lượng lẫn số lượng. Được biết, Điện Bàn hiện có khoảng 40 nghìn con bò, trong đó tỷ lệ bò lai nhóm máu ngoại chiếm 85% tổng đàn.


Có thể bạn quan tâm

Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô

UBND huyện Đông Hòa vừa kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo UBND TX Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận người dân địa phương có nhu cầu di dời lồng bè từ Vũng Rô về vùng nuôi Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An) và vùng nuôi vịnh Xuân Đài (Cù Mông, TX Sông Cầu).

04/07/2013
Cá Chép, Cá Trắm Nuôi Bằng Đậu Tằm Trở Thành Cá Giòn? Cá Chép, Cá Trắm Nuôi Bằng Đậu Tằm Trở Thành Cá Giòn?

Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”.

04/07/2013
Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

14/08/2013
100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp 100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.

14/08/2013
Nuôi Hải Sâm - Nghề Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Hải Sâm - Nghề Cho Hiệu Quả Cao

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

04/07/2013