Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại Rộ Bắt Ốc Bươu Vàng Xuất Sang Trung Quốc

Lại Rộ Bắt Ốc Bươu Vàng Xuất Sang Trung Quốc
Ngày đăng: 02/10/2014

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Nghề trong lúc nông nhàn này giúp nông dân có thêm thu nhập và góp phần tiêu diệt loài động vật ngoại lai phá hoại mùa màng.

Nông dân Trần Văn Đáng ở ấp 4, xã Vị Thủy (Vị Thủy, Hậu Giang) đêm nào cũng đi dọc các cánh đồng ngập nước để bắt OBV. Công việc khá đơn giản chỉ cần dùng vợt vớt ốc nổi trên mặt nước nhưng mỗi đêm kiếm được hơn 50 kg. Ông Đáng cho biết: “Mùa này cách đồng nào không sản xuất lúa vụ 3 là nước ngập mênh mông nên ốc sinh sản rất nhanh. Ban đêm tôi đi vớt ốc còn ban ngày thì luộc, lể ra lấy thịt để bán cho thương lái tới tận nhà thu mua”.

Không chỉ ở Hậu Giang mà nhiều địa phương khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… nông dân cũng tranh thủ ra đồng bắt OBV về bán cho thương lái. Trung bình 1 lao động kiếm được từ 150- 200 ngàn đồng/ngày.

Ông Nguyễn Văn Sáu, ngụ xã Long Bình (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Mùa này OBV rất nhiều nên nông dân tranh thủ ra đồng bắt đem về bán cho thương lái. Công việc không mấy nặng nhọc nhưng thu nhập cũng kha khá trong lúc nông nhàn.

Sau khi bắt ốc về sẽ lấy thịt sau đó có thương lái đến tận nhà cân với giá khoảng 11 ngàn đồng/kg thịt ốc, nếu muốn giá cao hơn thì chở qua các chủ vựa bên huyện Long Mỹ giáp ranh bán. Nghe nói toàn bộ phần thịt ốc sẽ được đem sang Trung Quốc bán làm thực phẩm.

Theo ông Sáu, hầu như năm nào nông dân cũng bắt OBV để làm thức ăn cho vịt, cá lóc còn thời gian gần đây mới bán cho thương lái.

Ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: “Trên địa bàn huyện có một số cơ sở thu mua, chế biến thịt OBV tập trung ở xã Tân Phú, Long Phú. Khi hỏi các cơ sở này thì họ cho rằng sơ chế rồi bán cho một công ty trên TP. Hồ Chí Minh rồi xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc”.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, việc nông dân bắt OBV bán cho thương lái đã xuất hiện trong mấy năm gần đây đặc biệt là vào mùa lũ khi lượng OBV ngoài đồng rất nhiều. Đây là cách làm thủ công rất tốt giúp nông dân giảm chi phí tiêu diệt bằng hoá chất trong vụ lúa đông xuân sau lũ. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu nông dân thấy OBV giá cao, tổ chức nuôi sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: “Ngành nông nghiệp hiện quản lý rất chặt chẽ và nghiêm cấm việc nông dân nuôi loài động vật ngoại lai này để vì mục đích kinh doanh. Vì vậy mấy năm nay tới mùa lũ nông dân ra đồng bắt OBV về bán cho những hộ dân làm thức ăn trong chăn nuôi hay bán cho các chủ vựa…"


Có thể bạn quan tâm

Ban Hành Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Hộ Chăn Nuôi Ban Hành Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Hộ Chăn Nuôi

Ngày 4/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường giai đoạn 2015 – 2020.

08/09/2014
Những Triệu Phú Từ Nghề Ấp Trứng Và Chăn Nuôi Vịt Những Triệu Phú Từ Nghề Ấp Trứng Và Chăn Nuôi Vịt

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.

08/09/2014
Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

08/09/2014
Ông Trần Văn Cang (Tiền Giang) Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang (Tiền Giang) Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

08/09/2014
Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

08/09/2014